Phân tích quan hệ giữa ngoại cảnh và quần xã?
Các nhân tố sinh thái vô sinh và hữu sinh luôn ảnh hưởng tới quần xã, tạo nên sự thay đổi.
+ Ví dụ : sự thay đổi theo chu kì ngày đêm trong rừng nhiệt đới : ếch nhái, chim cú, muỗi ít hoạt động vào ban ngày, hoạt động nhiều vào ban đêm. Quần xã vùng lạnh thay đổi theo mùa rõ rệt : cây rụng lá vào mùa đông, chim và nhiều loài động vật di trú đê tránh mùa đông giá lạnh.
+ Gặp khí hậu thuận lợi (ấm áp, độ ầm cao, ...), cây cối xanh tốt, sâu ăn lá cây sinh sản mạnh, sổ lượng sâu tăng khiến cho số lượng chim sâu cũng tăng theo. Tuy nhiên, khi số lượng chim sâu tăng quá nhiều, chim ăn nhiều sâu dần tới số lượng sâu lại giảm
+ Số lượng cá thể trong quần xã thay đổi theo những thay đổi của ngoại cảnh. Tuy nhiên, số lượng cá thể luôn luôn được khống chế ở mức độ nhất định phù hợp với khả năng của môi trường, tạo nên sự cân bằng sinh học trong quần xã.
+ Sinh vật qua quá trình biến đối dần dần thích nghi với môi trường sống của chúng.
Phân biệt Khống chế sinh học và cân bằng sinh học?
* Giống nhau: - Đều làm cho số lượng cá thể mỗi quần thể dao động ở trạng thái cân bằng.
- Đều liên quan đến tác động của Môi trường sống.
* Khác nhau:
Cân bằng sinh học | Khống chế sinh học |
- Xảy ra trong nội bộ mỗi quần thể. - Nguyên nhân: do các điều kiện của Môi trường sống ảnh hưởng đến tỉ lệ sinh sản và tử vong của quần thể. | - Xảy ra giữa các quần thể khác loài ở Quần xã. - Do: mối quan hệ về dinh dưỡng giữa các loài với nhau: quan hệ đối địch trong Quần xã. |