1. Mở bài
- Sơ lược về tác giả Tế Hanh và bài thơ Quê hương.
- Giới thiệu 8 câu thơ đầu của bài thơ.
2. Thân bài
a. Nhan đề và lời đề từ:
- Nhan đề "Quê hương" Tế Hanh đã bộc lộ chủ đề chính của tác phẩm.
- Lời đề từ "Chim bay dọc biển mang tin cá", bổ sung cho nhan đề "Quê hương" của tác giả, gợi mở ra chủ đề chính của bài thơ là một vùng đất ven biển, cuộc sống quanh năm gắn bó với nghề chài lưới, quen với sự xuất hiện của cánh hải âu, quen với mùi gió biển mặn mòi.
b. Hai câu thơ đầu:
- Kể lại những ấn tượng của mình về quê nhà, đó là một nơi mà quanh năm con người gắn bó với nghề chài lưới đầy vất vả, cực nhọc.
- Đặc điểm địa lý "nước bao vây cách biển nửa ngày sông", khiến người đọc hình dung ra một vùng đất nổi lên giữa sóng nước mênh mông.
- Lối ước chừng khoảng cách "nửa ngày sông" mang đến cho người đọc những ấn tượng về đặc trưng ngôn ngữ của dân miền biển.
b. Hai câu thơ tiếp: "Khi trời trong...đánh cá":
- Nét vẽ đầy hứng khởi, năng động, mở ra khung cảnh ra khơi đầy thuận lợi. Gam màu "hồng" của ánh bình minh, mang đến cho không gian cảm giác ấm áp, tươi sáng, đầy hứa hẹn, mang đến cho bài thơ sự lãng mạn tinh tế
- Con người xuất hiện với vẻ đẹp mạnh mẽ, khỏe khoắn, tràn đầy khí thế "bơi thuyền đi đánh cá".
c. Vẻ đẹp của con thuyền và điểm nhấn nghệ thuật đặc sắc qua bốn câu thơ tiếp "Chiếc thuyền...thâu góp gió":
- "Chiếc thuyền nhẹ hăng như con tuấn mã". Đó là một cách liên tưởng độc đáo, đối với mỗi người ngư dân, biển cả cũng là chiến trường, ở đó họ phải bộc lộ sự mạnh mẽ, quyết đoán như những người lính thực thụ. Lấy mái chèo, lấy lưới cá làm vũ khí, lại xem con thuyền chính là chiến mã, là khôi giáp để chiến đấu mà mang về chiến lợi phẩm. => Cho người đọc cảm nhận về hào khí biển Đông của người ngư dân, mà nó còn là cảm giác lãng mạn bay bổng trong thi ca xưa - người anh hùng và chiến mã.
- Những từ "hăng", "phăng" không chỉ gieo vần cho tác phẩm, mà còn bộc lộ sự mạnh mẽ, dứt khoát, khí thế hùng tráng trong công cuộc ra khơi của người ngư dân.
- "Phăng mái chèo mạnh mẽ vượt Trường giang", hai động từ mạnh "phăng" và "vượt" đã tái hiện một cách tinh tế tầm vóc và sức mạnh của con người trong công cuộc lao động.
- "Trường giang" tức là con sông lớn và dài, như là một bức phông nền, một bệ phóng hoàn hảo để làm nổi bật vẻ đẹp sức mạnh và tầm vóc lớn lao của con người trước thiên nhiên, con người chế ngự thiên nhiên để sinh tồn.
- Cánh buồm giương to như mảnh hồn làng": Là một so sánh lạ nhưng rất đỗi hợp lý:
+ Đem cái hữu hình đi so với cái vô hình, vô vẻ, từ đó dễ dàng phác họa ra nét chân dung của hồn quê hương.
+ Cánh buồm mang vẻ đẹp lãng mạn và thi vị, lại mang đầy đủ tính biểu tượng về một miền quê quanh năm gắn bó với biển cả, với thuyền buồm, vừa vặn gánh lấy cái "hồn làng". Cánh buồm là dáng vẻ, nỗi nhớ, niềm hy vọng của quê hương để theo người ngư dân vượt biển, luôn nhắc nhở ngư dân về tình yêu tha thiết đối với quê nhà.
- Không chỉ mang ý nghĩa biểu tượng, mà Tế Hanh còn nhân hóa cánh buồm, tạo cho nó linh tính của con người, dường như trong công cuộc lao động của người ngư dân, cánh buồm lúc nào cũng sát cánh, góp sức khi "rướn thân trắng bao la thâu góp gió", để giúp con thuyền đi nhanh hơn, xa hơn đến vùng nhiều tôm cá. => Bộc lộ tinh thần đoàn kết trong lao động của con người, sự phối hợp nhịp nhàng ăn ý giữa con người với nhau và giữa con người với công cụ lao động để tạo năng suất lao động lớn.
3. Kết bài
Nêu cảm nhận chung.