Một oxit kim loại có công thức MxOy, trong đó M chiếm 72,41% khối lượng. Khử hoàn toàn oxit này bằng khí CO thu được 16,8 gam kim loại M. Hoà tan hoàn toàn lượng M đó bằng HNO3 đặc, nóng thu được muối của M hoá trị III và 0,9 mol khí NO2. Oxit MxOy làA. Al2O3. B. Fe2O3. C. Fe3O4. D. Cr2O3.
Chia 156,8 gam hỗn hợp L gồm FeO, Fe3O4, Fe2O3 thành hai phần bằng nhau. Cho phần thứ nhất tác dụng hết với dung dịch HCl dư được 155,4 gam muối khan. Phần thứ hai tác dụng vừa đủ với dung dịch M là hỗn hợp HCl, H2SO4 loãng thu được 167,9 gam muối khan. Số mol của HCl trong dung dịch M làA. 1,80 mol. B. 1,00 mol. C. 1,50 mol. D. 1,75 mol
Hòa tan hoàn toàn m gam hỗn hợp FeO, Fe(OH)2, FeCO3 và Fe3O4 (trong đó Fe3O4 chiếm 1/3 tổng số mol hỗn hợp) vào dung dịch HNO3 loãng dư, thu được 8,96 lít (đkc) hỗn hợp khí gồm CO2 và NO (sản phẩm khử duy nhất của N+5) có tỉ khối so với H2 là 18,5. Số mol HNO3 phản ứng làA. 1,8. B. 2,0. C. 3,2. D. 3,8.
Phản ứng nào sau đây điều chế được Fe(NO3)3?A. Fe + HNO3 đặc nguội. B. Fe + Cu(NO3)2. C. Fe(NO3)2 + AgNO3. D. Fe + Fe(NO3)3.
Cho phản ứng: Cu2O + H2SO4 (loãng) → CuSO4 + Cu + H2O. Phản ứng trên là thuộc loại phản ứng nào sau đây?A. Phản ứng oxi hoá - khử, trong đó chất oxi hoá và chất khử là hai chất khác nhau. B. Phản ứng oxi hoá - khử nội phân tử. C. Phản ứng tự oxi hoá - khử. D. Không thuộc loại phản ứng oxi hoá - khử.
Nhận định nào dưới đây không đúng?A. Fe dễ nhường 2 electron ở phân lớp 4s trở thành ion Fe2+ và có thể nhường thêm 1 electron ở phân lớp 3d để trở thành ion Fe3+. B. Fe là kim loại có tính khử trung bình: Fe có thể bị oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+. C. Khi tạo ra ion, nguyên tử Fe nhường electron ở phân lớp 4s trước phân lớp 3d. D. Fe là kim loại có tính khử mạnh hơn crom: Fe có thể bị Cr2+ oxi hoá thành Fe2+ hoặc Fe3+.
Cho 0,35 mol bột Cu và 0,06 mol Fe(NO3)3 vào dd chứa 0,24 mol H2SO4 (loãng). Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được V lít khí NO (sản phẩm khử duy nhất, ở đktc). Cô cạn dung dịch thu được khối lượng muối khan làA. 43,56. B. 36,48. C. 40,2. D. 52,52.
Thực hiện các thí nghiệm với hỗn hợp bột gồm Ag và Cu (hỗn hợp X): (1) Cho X vào bình chứa một lượng dư khí O3 (ở điều kiện thường). (2) Cho X vào một lượng dư dung dịch HNO3 (đặc). (3) Cho X vào một lượng dư dung dịch HCl (không có mặt O2). (4) Cho X vào một lượng dư dung dịch FeCl3.Thí nghiệm mà Cu bị oxi hoá còn Ag không bị oxi hoá làA. (4). B. (3). C. (2). D. (1).
Cho các phát biểu sau:(1) Trong bảng tuần hoàn các nguyên tố hóa học, crom thuộc chu kì 4, nhóm VIB.(2) Các oxit của crom đều là oxit bazơ.(3) Trong các hợp chất, số oxi hóa cao nhất của crom là +6.(4) Trong các phản ứng hóa học, hợp chất crom(III) chỉ đóng vai trò chất oxi hóa.(5) Khi phản ứng với khí Cl2 dư, crom tạo ra hợp chất crom(III).Trong các phát biểu trên, những phát biểu đúng làA. (2), (3) và (4). B. (1), (3) và (5). C. (2), (4) và (5). D. (1), (2) và (5).
Nhiệt phân hoàn toàn 7,2 gam Fe(NO3)2 trong bình kín, sau phản ứng thu được m gam chất rắn. m có giá trị làA. 2,88. B. 3,09. C. 3,2. D. Không xác định được.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến