Trần Quang Khải - người con thứ ba của vua Trần Khánh Tông. Tên tuổi của ông được lưu danh qua hàng ngàn đời nay có lẽ là vì cuộc đại thắng lẫy lừng ở Chương Dương và Hàm Tử. Ông chính là một võ tướng kiệt xuất đã góp một phần không hề nhỏ trong cuộc chiến chống quân Mông Nguyên. Ông không những có đầu óc thông minh nhạy bén trong việc lập ra chiến lược đánh đuổi quân giặc mà còn là một nhà thơ tài hoa. Nổi tiếng trong số đó chắc chắn phải kể đến áng thơ nổi danh được viết bằng chữ Hán "Phò giá về kinh " hay còn có tên tiếng Hán là Tụng giá hoàn kinh sư, cũng chính là văn bản khúc khải hoàn đầu tiên của dân tộc . Tác phẩm nổi tiếng này được viết từ những năm 1285, khi vị tướng vừa trở về sau chiến tích thắng lợi giải phóng kinh đô và đích thân đi đón Thái thượng hoàng Trần Thánh Tông cùng vua Trần Nhân Tông hồi kinh. Đây là tác phẩm đáng giá thời nhà Trần khi nó thể hiện được toàn bộ niềm tự hào, tự tôn dân tộc. Lời thơ cô đúc diễn tả không khí chiến thắng hào hùng, mãnh liệt nhưng vẫn mang ý nghĩa, khát vọng thái bình thịnh trị :
" Đoạt sáo Chương Dương độ
Cầm Hồ Hàm Tử quan "
Ngay hai câu mở đầu của bài đã kể lại chiến tích oai hùng của chính ông và nhân dân ta diễn ra ở bến Chương Dương và cửa Hàm Tử. Chiến thắng Chương Dương diễn ra vào tháng 6 năm Ất Dậu do chính Trần Quang Hải chỉ huy. Trận Hàm Tử diễn ra vào tháng 4 do Trần Nhật Duyệt chỉ huy cùng với một sự trợ giúp đắc lực từ Trần Quang Khải. Cả hai đều là những trận thủy chiến kịch liệt vô cùng dữ dội cũng không kém phần quan trọng diễn ra ở bến Sông Hồng. Hai cụm từ "Đoạt sáo" và "Cầm Hồ" đặt ở mỗi đầu câu thơ cùng với giọng điệu khỏe khoắn, phấn chấn, tự hào đã nhấn mạnh được sức mạnh vô địch, tinh thần kiên cường bất khuất của nhân dân ta trước mặt quân thù. Lời thơ không hề nhắc đến cảnh đầu rơi máu chảy, nhưng cách nói nhẹ nhàng mà sâu sắc của ông đã thể hiện được mục đích chính nghĩa của cuộc kháng chiến. Đồng thời, hai câu thơ cũng hiện lên trước mắt chúng ta sự thảm bại nhục nhã của kẻ thù. Sự độc đáo của bài thơ có lẽ là cách ngắt nhịp mà ông sử dụng. Nhịp 2/3 ngắn, nhanh đã gợi lên một không khí chiến trận rất gấp gáp, vội vã và sự sôi động, quyết liệt trong chiến tranh giành độc lập. Bài thơ vang lên như một khúc khải hoàn ca mừng chiến thắng trở về. Không ngủ quên trong chiến thắng, trong hai câu sau, ông đã nghĩ ngay đến việc hệ trọng cho tương lai đất nước:
" Thái Bình tu chí lực
Vạn thử cổ giang san "
Sau khi đánh đuổi thành công giặc ngoại xâm, đất nước giờ đã yên bình. Chuyện mà vị tướng lĩnh nghĩ cần làm bây giờ có lẽ là dốc hết sức lực phát triển và tu dưỡng tài năng chí lực, gây dựng sức mạnh cho nhân dân, quân đội chứ không phải ngồi không hưởng thụ. Có thế thì đất nước mới được hòa bình vững bền lâu dài. Chỉ điều đó thôi đã thể hiện ông là một người nhìn xa trông rộng, đầu ốc thông minh nhạy bén, biết tính oán cho vận mệnh, tương lai của dân tộc. Ý tưởng dù đã thái bình nhưng vẫn dốc sức tu luyện trí lực đó là một ý tưởng trong sáng, giản dị, minh bạch xuất phát từ tân đáy lòng, từ trái tim yêu nước mãnh liệt và hào khí của quân dân nhà Trần. Để rồi sau này người đời gọi nó là " Hào khí Đông A ". Hai câu thơ trên vừa thể hiện khát vọng bình trị, yên ấm lớn lao nhưng cũng là lời cảnh tỉnh nhắc nhở toàn dân về nhiệm vụ mới, nhiệm vụ tu dưỡng non nước, tài năng và lực lượng quân đội. Từng lời thơ đều cho thấy rõ trí tuệ cùng sự sáng suốt của vị đại tướng cũng cho thấy được ý nghĩa rằng nếu đất nước lớn mạnh thì nhân dân mới ấm no, hạnh phúc, mới bảo vệ niềm hòa bình của đất nước.
Bài " Phò giá về kinh " của Trần Quang Hải là một trong những tuyệt tác của thơ văn cổ Việt Nam. Nếu "Sông núi nước Nam" được coi là bản tuyên ngôn độc lập đầu tiên của dân tộc thì " Phò giá về kinh" chính là khúc khải hoàn ca đầu tiên của nhân dân Việt Nam. Ý thơ hàm súc, ngôn ngữ bình dị mà sâu sắc như làm sống lại những năm tháng đấu tranh trong lịch sử hào hùng của thời Trần chống quân Mông Nguyên xâm lược. Cùng đó nhắc nhở con cháu chúng ta ý thức trong công việc bảo vệ và xây dựng đất nước ngày càng lớn mạnh hơn.