Bài 1.
Muốn làm con chim hót quanh lăng Bác
Muốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây
Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.
1) Từ " trung hiếu " có nghĩa là hết lòng với vua, với nước, hết lòng thờ cha mẹ.
- Từ “trung hiếu” theo quan niệm đạo đức ngày nay khác với quan niệm về trung hiếu thời phong kiến ở chỗ trung hiếu ngày nay là trung thành với tổ quốc, với chính phủ Việt Nam, có hiếu với cha mẹ trong khi đó thời phong kiến lại quan niệm trung hiếu là hết lòng phò vua giúp nước.
2) Hình ảnh cây tre trong khổ thơ cuối là hình ảnh thực. Còn hình ảnh cây tre trong khổ thơ đầu là hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng, chỉ con người Việt Nam với đức tính ngay thẳng, thật thà, kiên trung, bất khuất.
3) Ở khổ đầu, tác giả dùng hình ảnh hàng tre để chỉ toàn thể dân tộc VN. Còn cuối bài thơ , tác giả dùng hình ảnh cây tre để chỉ một mình tác giả với ước muốn được làm cây tre đứng bảo vệ bên lăng Bác.
4) Kết lại bài thơ " Viếng lăng Bác" , nhà thơ Viễn Phương đã thể hiện ước muốn cháy bỏng của mình đối với cuộc đời và đối với Bác bằng ba câu thơ :
Muốn làm con chim hót quanh lăng BácMuốn làm đóa hoa tỏa hương đâu đây Muốn làm cây tre trung hiếu chốn này.Nhà thơ muốn làm con chim để dâng cho đời những âm thanh trong trẻo, những tiếng hót ngọt ngào cất vang khắp mọi nơi, đặc biệt là bên lăng Bác . Không chỉ muốn hóa thân thành con chim, nhà thơ còn muốn mình được trở thành một đóa hoa mang hương sắc đẹp tươi hiến dâng cho đời những gì tinh túy nhất . Và quả thực, hoa chỉ đẹp khi hoa mang hương sắc , người chỉ đẹp khi lòng người biết cho đi. Tác giả đã không ngần ngại đánh đổi tuổi xuân của mình để miễn sao được sống một cuộc đời đúng nghĩa, được cống hiến nhiều hơn cho đất nước, cho tổ quốc thân yêu. Thái độ sống ấy không thể không khiến người ta ngưỡng mộ. Và người đọc càng khâm phục hơn trước một khát khao thật bình dị mà cũng thật ý nghĩa của Viễn Phương khi ông muốn trở thành một cây tre trung hiếu bên lăng Bác Hồ. Đã từ lâu, cây tre vốn là biểu tượng cho con người Việt Nam với đức tính ngay thẳng, thật thà, kiên trung, bất khuất. Với ước muốn này, phải chăng nhà thơ đang muốn mình tiếp nối những phẩm chất cao quý ấy của dân tộc VN để trở thành một người dân Việt mang bản chất trung hiếu của người Việt khi ngày đêm đứng canh " giấc ngủ " cho Bác Hồ ? Cây tre trong câu thơ cuối bài đã thể hiện sự lưu luyến, thiết tha muốn mình được ở mãi bên Bác của tác giả.5.
Tôi đã từng nghe ai đấy nói rằng : " Sống cống hiến để không phải nuối tiếc khi nhìn lại quá khứ ". Ý kiến ấy quả thực chính xác. Cống hiến là đóng góp công sức của mình cho xã hội, là góp phần xây dựng thế giới ngày càng tốt đẹp hơn. Tuổi trẻ chính là quãng thời gian đẹp nhất của thanh xuân, là thời khắc con người có đủ sức trẻ và sức khỏe để cống hiến thật nhiều hơn cho xã hội. Cũng vì thế, chúng ta đừng ngần ngại khó khăn, thử thách mà hãy làm hết những gì mình có thể, cống hiến cho xã hội để xây dựng và phát triển xã hội ngày một tốt đẹp hơn.Thử nghĩ mà xem, một ngày nào đấy khi bạn già đi, bạn muốn làm công việc mình yêu thích liệu có thể nữa hay không? Hay nói đơn giản hơn là bạn muốn đi chơi đây đó nhưng sức khỏe chẳng cho phép bạn bước đi khi ấy liệu rằng bạn có hối tiếc ? Để sau này khi về già ta không có gì phải hối tiếc vì những năm tháng thanh xuân đã sống hoài, sống phí thì ngay từ bây giờ chúng ta phải bắt tay vào hành động. Hãy sống hết mình với khao khát và đam mê, hãy vươn dài đôi cánh ước mơ bay đến những biển trời mơ ước. Và đặc biệt hơn, hãy sống như ngày mai sẽ chết, sống một cuộc đời ý nghĩa và không hoài phí thời gian. Yêu đời nhiều hơn, tận hưởng và tận hiến nhiều hơn. Đó cũng chính là cách ta cống hiến choc cuộc đời này những gì ý nghĩa nhất.
Bài 2
1. Nội dung :
- Bài thơ là những cảm nhận thực sự tinh tế cùng sự quan sát vô cùng tỉ mỉ của tác giả về sự biến chuyển của đất trời từ cuối mùa hạ sang thu. Từ đó bộc lộ tình yêu thiết tha với thiên nhiên của một tâm hồn nhạy cảm và sâu sắc
2.Tự học thuộc thơ
3.Hoàn cảnh sáng tác : Bài thơ ra đời gần cuối năm 1977 khi đất nước mới thống nhất hòa bình, in trong tập “Từ chiến hào đến thành phố”
3. Ý nghĩa từ "Dềnh dàng" : chậm chạp, không khẩn trương, để mất nhiều thì giờ vào những việc không cần thiết làm ăn dềnh dàng đã muộn lại cò [..]
- Ý nghĩa từ "Chùng chình" : cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian
4. Ý nghĩa nhan đề "Sang thu" :
- Nhan đề bài thơ “Sang thu” trước hết giúp người cảm nhận được những tín hiệu đặc trưng của mùa thu ở đồng bằng Bắc bộ Việt Nam. Nhan đề này còn bộc lộ những cảm nhận tinh tế của Hữu Thỉnh về sự chuyển mình của đất trời trong khoảnh sang thu. Qua nhan đề Sang thu người đọc phần nào cảm nhận được những rung cảm của Hữu Thỉnh trước vẻ đẹp tạo hoá, thể hiện tình yêu thiên nhiên cuộc sống của nhà thơ.
5. Mạch cảm xúc và bố cục :
* Mạch cảm xúc: “Sang thu” là 1 bức thông điệp lúc giao mùa. Mùa hạ dần qua, mùa thu tới, khoảnh khắc ấy được diễn tả bằng sự rung cảm tinh tế, sự trải nghiệm sâu sắc của nhà thơ. Mạch cảm xúc xuyên suốt với 2 nội dung nổi bật: cảm nhận về thiên nhiên lúc sang thu và suy ngẫm về đời người khi chớm thu.
* Bố cục: 3 phần :
- Khổ 1: Cảm nhận về thiên nhiên lúc giao mùa, tín hiệu báo thu về.
- Khổ 2: Quang cảnh đất trời ngả dần sang thu
- Khổ 3: Những biến chuyển âm thầm của tạo vật và suy ngẫm về đời người lúc chớm thu.
6. Dàn ý
MB : - Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ " Sang thu"
- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Tín hiệu sang thu trong không gian gần và hẹp được thể hiện trong khổ 1 của bài thơ
TB :
1. Cảm nhận tín hiệu thu về ở không gian gần và hẹp:
a. Cảm nhận về khứu giác và xúc giác.
+ Hương ổi + cái se lạnh của gió -> lan toả trong không gian nơi vườn thôn, ngõ xóm,
+ “Phả” -> Hương thơm như sánh lại, luồn vào trong gió.
-> Gợi hình dung cụ thể hương ổi chín + Gợi sự vận động nhẹ nhàng của gió đưa hương.
- Cảm nhận bằng thị giác:
+ “Chùng chình” -> Nghệ thuật nhân hoá: sương thu có ý chậm lại, quấn quýt bên ngõ xóm đường làng.
b. Cảm xúc của tác giả :
+ “Bỗng”: Cảm giác bất ngờ.
+ “Hình như”: Cảm giác mơ hồ mong manh, chưa rõ ràng.
-> Sự giao thoa của tạo vật và cảm xúc ngỡ ngàng, xao xuyến của nhà thơ.
2. Nghệ thuật
- Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với ẩn dụ chuyển đổi cảm giác làm toát lên sự ngỡ ngàng của nhà thơ trước thời khắc giao mùa từ hạ sang thu.
KB : _ Khẳng định lại vấn đề.
7)
- Câu thơ "Sương chùng chình qua ngõ" sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa
- Tác dụng : gợi hình, gợi cảm và làm hiện lên trước mắt người đọc hình ảnh sương đầu thu chuyển động chầm chậm và nhẹ nhàng nơi thôn xóm.
- Không thể thay từ “Phả” trong câu thơ “Phả vào trong gió se” bằng từ “toả”, “pha”, “thoảng” được vid như vậy sẽ làm giảm mất giá trị và cái hay của câu thơ.
- “Gió se” là gió mang theo hơi lạnh
- Ý nghĩa của từ láy “chùng chình” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” là : cố ý nấn ná, làm chậm chạp để kéo dài thời gian.
- Thành phần biệt lập trong khổ thơ thứ nhất là : hình như
- Ý nghĩa : chỉ một sự mơ hồ , không chắc chắn , chỉ mang nghĩa dự đoán.
- Ý nghĩa của từ “bỗng” : chỉ sự ngạc nhiên, ngỡ ngàng của tác giả
- Ý nghĩa của hình ảnh “hương ổi” : là một hình ảnh quen thuộc , gần gũi của quê hương, là tín hiệu báo thu về.
- Ý nghĩa của “ngõ” trong câu thơ “Sương chùng chình qua ngõ” : chỉ một góc xóm nhỏ, hẹp, có mùi thơm của hương ổi từ xa bay vào.
- Ý nghĩa của từ “hình như” trong câu “Hình như thu đã về” : chỉ một sự mơ hồ , không chắc chắn , chỉ mang nghĩa dự đoán.
8) Dàn ý
MB :
- Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ " Sang thu"
- Giới thiệu vấn đề nghị luận : Tín hiệu sang thu trong không gian cao rộng được thể hiện trong khổ 2 của bài thơ
TB :
1. Cảm nhận chuyển biến của đất trời sang thu trong không gian dài, rộng, cao.
- Sự thay đổi của tạo vật : Nghệ thuật đối: Sương chùng chình > < Chim vội vã -> vận động tương phản.
+ Sông dềnh dàng - nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi hình, tả dòng sông trôi chậm -> gợi suy nghĩ trầm tư.
+ Chim vội vã - Nghệ thuật nhân hoá + từ láy gợi cảm -> hơi thu se lạnh khiến lũ chim “vội vã” bay về phương nam tránh rét.
- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” - nghệ thuật nhân hoá -> gợi hình dung:
+ Mây mỏng như dải lụa treo trên bầu trời.
+ Ranh giới nửa nghiêng về mùa hạ, nửa nghiêng về mùa thu.
-> Cảm xúc say sưa, tâm hồn giao cảm với thiên nhiên.
2.Nghệ thuật
- Nghệ thuật nhân hóa kết hợp với nghệ thuật liệt kê , đăng đối đã cho thấy rõ sự biến đổi của cảnh vật lúc sang thu.
KB : _ Khẳng định lại vấn đề.
9) - Biện pháp tu từ nhân hóa : sông, chim, đám mây
- Tác dụng : làm cho sự vật trở nên sinh động, có hồn, tạo nên bức tranh thu sống động.
- Cấu trúc đăng đối : Sông ….dềnh dàng/ Chim…vội vã.
- Hiệu quả : tạo cấu trúc đối ngẫu, tự nhiên, chặt chẽ, cân đối, cô đúc làm hiện lên bức tranh thiên nhiên tuyệt đẹp và diễn tả cảm nhận tinh tế của nhà thơ về sự thay đổi của thiên nhiên, tạo vật lúc giao mùa. Sự vận động của sông và chim là sự vận động từ chậm chạp đến nhanh chóng, vội vàng, gấp gáp.
- Hình ảnh “đám mây” kết tinh sự sáng tạo độc đáo của Hữu Thỉnh vì đám mây vốn là hình ảnh thuộc thơ cổ nhưng nay lại được nhà thơ vận dụng vào thơ hiện đại một cách hết sức mới lạ và độc đáo, làm phá bỏ đi khuôn phép của hình ảnh trong thơ cổ.
- Tác giả lại viết “Sương chùng chình qua ngõ” và “Sông được lúc dềnh dàng" vì nhà thơ đã sử dụng nghệ thuật nhân hóa để khiến sương và dòng sông có hoạt động, trạng thái như con người .
- Câu thơ “Sông được lúc dềnh dàng” gợi tả chính xác đặc điểm dòng sông vào mùa thu, vừa làm cho dòng sông hiện lên sống động như một con người với cảm giác thật thư thái, thảnh thơi.
- Câu thơ “Chim bắt đầu vội vã” gợi tả hình ảnh những đàn chim đang gấp gáp, vội vàng bay đi tránh rét, làm thiên nhiên trở nên sống động có hồn.
- Từ " được lúc " chỉ đúng dịp, còn " bắt đầu" chỉ thời điểm có thể chuyển biến, phát triển
- Hình ảnh đám mây “vắt nửa mình sang thu” gợi tả hình ảnh làn mây mùa hạ còn sót lại trên bầu trời đang chuyển sắc thu hiện lên như một con người, nửa muốn bước sang mùa thu nhưng nửa còn bâng khuâng, lưu luyến chưa muốn chia tay mùa hạ, vừa diễn tả vô cùng tinh tế bước đi của thời gian.
10) Đề 2
MB : - Giới thiệu về tác giả Hữu Thỉnh và bài thơ " Sang thu"
- Giới thiệu vấn đề nghị luận : “Sang thu” là khoảnh khắc giao mùa, cũng là khoảnh khắc giao cảm diệu kì với nhiều rung cảm nhẹ nhàng và tinh tế.
TB :
a. Khổ 1: Những cảm nhận tinh tế bất ngờ:
- Không có lá rụng của thơ xưa, không có màu vàng như trong "Thơ mới", tác giả cảm nhận mùa thu rất riêng, rất mới, bằng sự rung động tinh tế.
+ Khứu giác (hương ổi) > xúc giác (gió se) > cảm nhận thị giác (sương chùng chình qua ngõ) > cảm nhận của lý trí (hình như thu đã về).
+ Tâm trạng ngỡ ngàng, cảm xúc bâng khuân qua các từ “bỗng”, “hình như".
b. Khổ 2:
- Từ cảm nhận của các giác quan, cảm xúc của tác giả về mùa thu dần hòa vào cảnh vật chung quanh. Sự vật ở thời điểm giao mùa hạ - thu đã bắt đầu chuyển đổi: sông "dềnh dàng" - chim "bắt đầu vội vã", đám mây mùa hạ "vắt nửa mình sang thu".
_Hai khổ thơ đầu, các từ ngữ "chùng chình", "dềnh dàng", "vội vã", "vắt nửa mình" vốn là những từ ngữ dùng để chỉ trạng thái, tính chất của người được tác giả dùng để chỉ miêu tả thiên nhiên, vì thế cảnh vật trở nên sống động có hồn.
c. Đánh giá :
- Nghệ thuật: bài thơ hấp dẫn bởi những từ ngữ gợi cảm, gợi nhiếu về cảnh về tình. Nhân hóa làm cho cảnh vật có hồn, gần gũi với cuộc sống.
- Nội dung: tình yêu thiên nhiên, quê hương, đất nước của tác giả trước thời khắc sang thu.
KB : - Khẳng định giá trị nghệ thuật và nội dung bài thơ.
- Nêu cảm xúc khái quát của mình khi đọc xong bài thơ.
11) MĐ : _ Giới thiệu khổ thơ thứ ba bài " sang thu"
TĐ : Phân tích những tâm tư, suy ngẫm của tác giả
- Các tính từ chỉ mức độ “vẫn còn”, “vơi dần” bớt từ chỉ mức độ rằng hạ nhạt dần, thu đậm nét hơn
- Quan sát tinh tế, nhạy cảm của tác giả: Sấm cũng bớt bất ngờ/ Trên hàng cây đứng tuổi
+ Hình ảnh thực của tự nhiên sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa
+ Nghệ thuật nhân hóa: “bớt bất ngờ”- trạng thái của con người
+ Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
KĐ : Khẳng định lại vấn đề
12) “sấm” và “hàng cây đứng tuổi” là hình ảnh thực của tự nhiên . Sang thu sấm thưa thớt, không còn dữ dội làm lay động hàng cây nữa.
- Hàm ý: con người khi cứng cáp, trưởng thành sẽ không còn sợ, hay cảm thấy bất ngờ trước những thử thách, sóng gió của cuộc đời. Con người từng trải sẽ vững vàng, kiên định hơn trước những tác động bất thường từ ngoại cảnh.
- Bởi vì đây là hình ảnh kết thúc bài thơ và đưa ra giá trị triết lí sâu sắc của bài thơ.
- Đó là từ ngữ : còn, vơi, bớt
- Ý nghĩa : diễn tả sự vô định , vô lượng của thiên nhiên
14) Dấu chấm cuối bài thơ đã khép lại toàn bộ bài thơ và kết thúc bằng một ý nghĩa nhân sinh sâu sắc được nêu ra ở cuối bài. ok xong r