1, Đoạn trích thuộc bài thơ "Ông đồ" của nhà thơ Vũ Đình Liên
2,
Biện pháp nghệ thuật có trong khổ thơ: biện pháp nhân hóa
Tác giả sử dụng biện pháp nghệ thuật nhân hóa, thể hiện qua những từ ngữ: buồn, sầu. Đây là hai từ chỉ cảm xúc buồn thương của con người, nhưng nay chúng được gắn vào cho giấy đỏ và mực viết chữ Nho.
Tác dụng của biện pháp nghệ thuật nhân hóa này là giúp cho những đồ vật tưởng chừng như vô tri vô giác ấy trở nên sinh động, chân thực, có cảm xúc và có hồn. Hơn nữa, nỗi buồn của ông đồ, nỗi buồn của sự thay thời đổi thế cũng như lan tỏa khắp cảnh vật, đọng trên những trang giấy đỏ và nghiên mực. Đó là sự buồn thương bao trùm toàn bộ không gian cảnh vật, về sự thay đổi của thời thế, Nho học lụi tàn, ông đồ không còn được trọng vọng như xưa nữa.
3,
Lỗi diễn đạt: không chặt chẽ.
Qua bài thơ, tác giả đã thể hiện niềm thương cảm đối với các nhà nho, cả một lớp người thất thế nói chung, với những giá trị văn hóa đẹp đẽ một thời nói riêng.
4,
Xét theo mục đích nói, hai câu thơ thuộc kiểu câu cảm thán. Tác giả đã bộc lộ nỗi niềm cảm thương, đau xót về sự suy tàn của Nho học, của sự thất thê đáng thương của ông đồ
5,
Hình thức đầu cuối trong bài thơ được thể hiện bằng hình ảnh mở đầu là "ông đồ già", kết thúc với hình ảnh "ông đồ xưa". Kết cấu đầu cuối trong một bài thơ như vậy giúp cho bài thơ trở nên logic, tạo điểm nhấn, gây được xúc động, tạo ấn tượng day dứt đối với mỗi người đọc. Nếu như tác giả mở đầu bài thơ bằng hình ảnh huy hoàng của ông đồ già thì bài thơ lại kết thúc bằng hình ảnh ông đồ xưa, chan chứa những đau xót, hoài niệm.
6,
Truyền thống văn hóa dân tộc là những giá trị vô giá chứa đựng những giá trị, hồn cốt của một quốc gia, dân tộc. Thật vậy, mỗi người dân đều cần xác định những ý thức, trách nhiệm kế thừa, bảo vệ và phát huy những giá trị văn hóa đó của mình, đặc biệt là thế hệ trẻ trong thời kỳ hội nhập và phát triển nhanh như hiện nay. Đầu tiên, mỗi người cần có thái độ nhận thức đúng đắn nét đẹp, giá trị của những truyền thống văn hóa dân tộc. Việc nhận thức đúng đắn, hiểu và từ đó mỗi người sẽ yêu và càng thêm trân trọng những di sản văn hóa của quê hương đất nước mình. Bên cạnh đó, dù cho việc tiếp xúc với các nền văn hóa nước ngoài dễ dàng hơn quá khứ rất nhiều nhưng người dân vẫn cần ý thức được tư tưởng "hòa nhập nhưng không hòa tan", tức là tiếp thu những giá trị văn hóa nước ngoài nhưng vẫn giữ được hồn cốt của dân tộc VN. Thứ hai, người dân cần có thái độ kế thừa, phát huy những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc VN. Người lớn dạy cho người nhỏ, người già dạy cho người trẻ, từ đó, tình yêu đối với các truyền thống văn hóa dân tộc sẽ được ươm mầm và vun vén cho các em từ nhỏ cũng như đi theo các em suốt cuộc đời, làm nên những con người rất Việt Nam. Cuối cùng, người dân cần ý thức được sự phát triển những giá trị truyền thống văn hóa của dân tộc. Bên cạnh việc truyền bá trong nước thì tiềm lực của thế hệ trẻ hoàn toàn có đủ khả năng để mang những giá trị tuyệt vời ấy đi khắp thế giới, được nhiều người nước ngoài đón nhận và biết đến hơn. Nhờ có vậy, những truyền thống văn hóa dân tộc VN mới không bị xâm hại, thất truyền và biến mất mà được vinh danh và công nhận rộng rãi hơn nữa trên toàn cầu. Trên thực tế, bên cạnh những việc làm thể hiện cho sự bảo tồn các giá trị văn hóa vô cùng tích cực thì không khó gì để nhận thấy sự xâm hại, thất truyền và biến chất của những giá trị tốt đẹp ấy. Tóm lại, những giá trị truyền thống văn hóa dân tộc cần được bảo vệ và lưu truyền đến các thế hệ sau.