*Sự ra đời của phủ Gia Định
-Năm 1623, chúa Nguyễn cho mở các trạm thu thuế ở Bến Nghé và Sài Gòn.
-Năm 1679, chúa Nguyễn lập đồn dinh ở Tân Mỹ.
-Năm 1680, những người Minh Hương đến khu vực này và bắt đầu khai phá thành lập các vùng dân cư.
-Năm 1698, Nguyễn Hữu Cảnh vào kinh lý miền Nam, thấy nơi đây đất đã mở mang đến hàng ngàn dặm và có dân trên 4 vạn hộ.
-Để chấm dứt tình trạng lưu dân tự khẩn hoang lập ấp này, Nguyễn Hữu Cảnh cho lập phủ Gia Định để coi hai huyện: Phước Long và Tân Bình . Cả vùng diện tích rộng khoảng 30.000 km2.
-Năm 1708, một tướng nhà Minh chạy sang Việt Nam, tên là Mạc Cửu, xin dâng trấn Hà Tiên thuộc quyền chúa Nguyễn. Đến năm 1732, chúa Nguyễn cho lập châu Định Viễn và cho dựng dinh Long Hồ (sau thành Vĩnh Long).
-Đến năm 1756, tổ chức cai trị đạo Trường Đồn (sau là Định Tường).
-Đến năm 1757, chúa Nguyễn cho lập các đạo Đông Khẩu, Tân Châu, Châu Đốc. Từ đó toàn miền Nam thuộc về lãnh thổ và chính quyền người Việt.
-Từ 1779, phủ Gia Định bao gồm các dinh:
Dinh Phiên trấn (Sài Gòn) Dinh Trấn Biên (Biên Hòa) Dinh Trường Đồn (Định Tường) Dinh Long Hồ (Vĩnh Long, An Giang). Trấn Hà Tiên. -Trong gần 10 năm ( 1776-1783) là giai đoạn giằng co giữa chúa Nguyễn và quân Tây Sơn.
-Quân Tây Sơn nhiều lần vào đánh chiếm Gia Định. Nhưng lần nào cũng vậy, chủ tướng (Nguyễn Lữ hoặc Nguyễn Huệ) và quân chủ lực của Tây Sơn rút về giao lại cho một bộ tướng coi giữ, chỉ một thời gian sau lực lượng họ Nguyễn lại tụ tập và nhanh chóng chiếm lại vùng Nam Bộ, trong đó có Gia Định.
-Tháng 8, năm Đinh Dậu (7 tháng 9 năm 1788), lợi dụng khi quân Tây Sơn đang bận tái lập trật tự Bắc Hà và đánh quân Thanh, Nguyễn Ánh đánh chiếm được Sài Gòn, xây dựng thành quách và biến nơi đây thành cơ sở chống lại Tây Sơn.