Rót từ từ dung dịch chứa x mol HCl vào dung dịch hỗn hợp gồm y mol Na2CO3 và y mol K2CO3 thu được 3,36 lít CO2 (đktc) và dung dịch chứa 138,825 gam chất tan. Tỉ lệ x:y là?
A. 11 : 4 B. 7 : 3 C. 9 : 4 D. 11 : 3
nCO2 = 0,15
CO32- + H+ —> HCO3-
HCO3- + H+ —> CO2 + H2O
TH1. Nếu HCl hết thì nHCl = 2y + 0,15 và nH2O = 0,15
Bảo toàn khối lượng:
36,5(2y + 0,15) + 106y + 138y = 138,825 + 0,15.44 + 0,15.18
—> y = 0,45
Khi đó nHCl = x = 1,05
—> x : y = 7 : 3
TH2. Nếu HCl dư —> 2y = 0,15 —> y = 0,075
Lúc này nHCl phản ứng = 2nCO2 = 0,3
m chất tan = 36,5(x – 0,3) + 58,5.0,15 + 74,5.0,15 = 138,825
—> x = 3,557
Không có tỉ lệ phù hợp.
chất tan chứa HCO3- với Cl- thôi phải không ạ ?
Điện phân dung dịch X chứa m gam chất tan gồm FeCl3 và CuCl2 với điện cực trơ màng ngăn xốp cường độ 5,36A trong 14763 giây thu được dung dịch Y và ở catot có 19,84 gam hỗn hợp kim loại bám vào. Cho dung dịch Y tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thu được 39,5 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 64,35. B. 61,65.
C. 58,95. D. 57,60.
X, Y là hai axit cacboxylic đều đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon; Z là ancol no, hai chức; T là este mạch hở được tạo bởi X, Y, Z. Đốt cháy 45,72 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z, T cần dùng 2,41 mol O2, thu được 27,36 gam nước. Hidro hóa hoàn toàn 45,72 gam E cần dùng 0,65 mol H2 (xúc tác Ni, to) thu được hỗn hợp F. Đun nóng toàn bộ F cần dùng 400 ml dung dịch NaOH 1M, cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được hỗn hợp M chứa 41,9 gam muối. Phần trăm khối lượng của T có trong hỗn hợp E là
A. 51,44% B. 52,23% C. 42,87% D. 51,97%
Hoà tan hoàn toàn m gam Na vào 1 lít dung dịch HCl a M, thu được dung dịch A và a (mol) khí thoát ra. Dãy gồm các chất đều tác dụng với dung dịch A là:
A. AgNO3, Na2CO3, CaCO3.
B. FeSO4, Zn, Al2O3, NaHSO4.
C. Al, BaCl2, NH4NO3, Na2HPO3.
D. Mg, ZnO, Na2CO3, NaOH.
Tiến hành điện phân dung dịch chứa 0,15 mol AgNO3 bằng điện cực trơ đến khi khối lượng dung dịch giảm 13,92 gam thì dừng điện phân. Cho 0,12 mol bột Fe vào dung dịch sau điện phân, kết thúc phản ứng thấy khí NO thoát ra (sản phẩm khử duy nhất) và còn lại m gam rắn không tan. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5,4. B. 7,2.
C. 8,5. D. 9,8.
Hòa tan hoàn toàn 2,81 gam hỗn hợp Fe2O3, MgO, ZnO trong 500 ml dung dịch H2SO4 0,1 M (vừa đủ ). Sau phản ứng, khối lượng hỗn hợp muối khan khi cô cạn là :
A. 3,81 gam B. 4,81 gam
C. 5,81 gam D. 6,81 gam
Cho 55,2 gam hỗn hợp X gồm 2 oxit kim loại FeO và Al2O3 tan vừa đủ trong 700ml dung dịch H2SO4 2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Giá trị của m là:
A. 98,8 gam B. 167,2 gam
C. 136,8 gam D. 219,2 gam
Cho 2,54 gam hỗn hợp Y gồm 3 oxit FeO, MgO, Al2O3 tan vừa đủ trong 300 ml dung dịch H2SO4 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 7,34 gam B. 5,82 gam
C. 4,94 gam D. 6,34 gam
Cho 38,3 gam hỗn hợp 4 oxit kim loại Fe2O3, MgO, ZnO và Al2O3 tan vừa đủ trong 800 ml dung dịch H2SO4 1M. Cô cạn dung dịch thì thu được a gam muối khan. Gía trị của a là:
A. 68,1 gam B. 86,2 gam
C. 102,3 gam D. 93,3 gam
Hòa tan hết 4,20 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 0,025 mol S (sản phẩm khử duy nhất). Cô cạn dung dịch thu được sau phản ứng thu được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 14,10 gam B. 11,40 gam
C. 6,60 gam D. 1,410 gam
Hòa tan hoàn toàn 11,90 gam hỗn hợp 3 kim loại X, Y, Z bằng dung dịch H2SO4 đặc, nóng thu được 7,616 lít khí SO2 (đktc), 0,640 gam S và dung dịch X. Cô cạn dung dịch X thu được m gam muối khan. Gía trị của m là:
A. 50,30 gam B. 30,50 gam
C. 35,00 gam D. 30,05 gam
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến