Rừng tô điểm cho đất nước, dạy cho người ta hiểu được cái đẹp và cho người
ta cảm giác về sự vĩ đại. Rừng làm cho khí hậu được ôn hòa… Tại sao lại phá
rừng đi? Những cánh rừng nước Nga đang rên xiết dưới lưỡi rìu, hàng triệu
cây bị chết, hang thú vật, tổ chim muông trống rỗng chẳng còn gì; sông ngòi bị
cát bồi và khô hạn dần, những phong cảnh tuyệt diệu mãi mãi mất hẳn đi…
Phải là hạng người man rợ mới điên cuồng đem tống vào lò sưởi đốt tất cả
những của cải đẹp đẽ đó, mới đang tâm phá hoại cái mà chúng ta không thể nào
tạo ra được… Mỗi khi tôi đi ngang qua khu rừng ở nông thôn mà tôi đã cứu
sống lại, hay khi tôi nghe thấy tiếng rì rào của rừng cây non do chính tay tôi
trồng lên, tôi bỗng có cảm tưởng như tiết trời nóng lạnh cũng phụ thuộc một
phần nào ở quyền tôi, rằng nếu độ một nghìn năm sau, người đời được sống
sung sướng hơn thì cũng có một phần nhỏ do tôi đấy…”
(Theo Sê-khốp)
a. (1 điểm): Nêu phương thức biểu đạt chính của đoạn trích trên. Ghi ra câu văn
nêu lên ý chính của đoạn.
b. (1 điểm): Chỉ ra câu rút gọn trong đoạn trích và cho biết thành phần nào được rút
gọn trong câu?
c. (1 điểm): Biện pháp nghệ thuật nào đã học được sử dụng nổi bật trong đoạn