Rút gọn biểu thức: $P=(x+a)(x+b)(x+c)$ Biết $a+b+c=6; ab+bc+ca=-7; abc=-60$

Các câu hỏi liên quan

Câu 46: Người ta chọn thủy ngân và rượu để chế tạo nhiệt kế vì A. chúng có nhiệt độ nóng chảy cao. B. nhiệt độ nóng chảy thấp. C. nhiệt độ đông đặc cao. D. tất cả các câu trên đều sai. Câu 47: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của nước đang sôi? A. Nhiệt kế thủy ngân B. Nhiệt kế rượu C. Nhiệt kế y tế D. Cả ba nhiệt kế trên Câu 48: Hiện tượng nào không liên quan đến hiện tượng nóng chảy trong các hiện tượng ta hay gặp trong đời sống sau đây? A. Đốt một ngọn nến B. Đun nấu mỡ vào mùa đông C. Pha nước chanh đá D. Cho nước vào tủ lạnh để làm đá Câu 49: Khi nhiệt độ tăng thêm 1 0C độ dài của một dây đồng dài 1 m tăng thêm 0,017mm. Nếu độ tăng độ dài do nở vì nhiệt tỉ lệ với độ dài ban đầu và độ tăng nhiệt độ của vật thì một thanh đồng dài 50 m ở nhiệt độ 20 0C sẽ có chiều dài bằng bao nhiêu ở nhiệt độ 40 0C ? A.50m B. 50,017m C. 49,983m D. 50,051m Câu 50: Một thùng đựng 200 lít nước ở nhiệt độ 200C. Khi nhiệt độ tăng từ 200C đến 800C thì một lít nước nở thêm 27 cm3. Hãy tính thể tích của nước có trong thùng khi nhiệt độ lên đến 800C A. 205,4 lít. B. 200,27 lít. C. 300 lít. D. 227 lít. Câu 51: Nhiệt độ ngoài trời là 23 0C tương ứng với ...độ F. A 32 B 73,4 C. 41,4 D. 23

Câu 31: Các trụ bê tông cốt thép không bị nứt khi nhiệt độ ngoài trời thay đổi vì: A. Bê tông và lõi thép không bị nở vì nhiệt. B. Bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép nên không bị thép làm nứt. C. Bê tông và lõi thép nở vì nhiệt giống nhau. D. Lõi thép là vật đàn hồi nên lõi thép biến dạng theo bê tông. Câu 32: Khi đun nóng một hòn bi bằng sắt thì xảy ra hiện tượng nào dưới đây? A. Khối lượng của hòn bi tăng. B. Khối lượng của hòn bi giảm. C. Khối lượng riêng của hòn bi tăng. D. Khối lượng riêng của hòn bi giảm. Câu 33: Đun nóng một lượng nước đá từ 0oC đến 100oC. Khối lượng và thể tích lượng nước đó thay đổi như thế nào? A. Khối lượng không đổi, ban đầu thể tích giảm sau đó tăng. B. Khối lượng không đổi, thể tích giảm. C. Khối lượng tăng, thể tích giảm. D. Khối lượng tăng, thể tích không đổi. Câu 34: Hãy chọn câu trả lời đúng điền vào chỗ trống: Các khối hơi nước bốc lên từ mặt biển, sông, hồ bị ánh nắng mặt trời chiếu vào nên.............., ………….., ………… và bay lên tạo thành mây. A. nở ra, nóng lên, nhẹ đi. B. nhẹ đi, nở ra, nóng lên. C. nóng lên, nở ra, nhẹ đi. D. nhẹ đi, nóng lên, nở ra. Câu 35: Phát biểu nào sau đây không đúng? A. Chất khí nở ra khi nóng lên, co lại khi lạnh đi. B. Các chất khí khác nhau nở vì nhiệt giống nhau. C. Chất khí nở vì nhiệt nhiều hơn chất lỏng, chất lỏng nở vì nhiệt nhiều hơn chất rắn. D. Khi nung nóng khí thì thể tích của chất khí giảm. Câu 36: Điền từ đúng nhất. Khi giảm nhiệt độ, thể tích của…….sẽ giảm ít hơn thể tích của……. A. chất khí, chất lỏng B. chất khí, chất rắn C. chất lỏng, chất rắn D. chất rắn, chất lỏng Câu 37: Tại sao chỗ tiếp nối của hai thanh ray đường sắt lại có một khe hở? A. Vì không thể hàn hai thanh ray lại được. B. Vì để vậy sẽ lắp các thanh ray dễ dàng hơn. C. Vì khi nhiệt độ tăng thanh ray sẽ dài ra có chỗ giãn nở. D. Vì chiều dài thanh ray không đủ. Câu 38: Câu nào sau đây mô tả đúng cấu tạo của một băng kép? A. Băng kép được cấu tạo từ hai thanh kim loại có bản chất khác nhau. B. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh đồng. C. Băng kép được cấu tạo từ một thanh nhôm và một thanh đồng. D. Băng kép được cấu tạo từ một thanh thép và một thanh nhôm. Câu 39: Có một băng kép được làm từ 2 kim loại là đồng và sắt (đồng nở vì nhiệt nhiều hơn sắt). Khi nung nóng, băng kép sẽ như thế nào? A. Cong về phía sắt B. Cong về phía đồng C. Không bị cong D. Cả A, B và C đều sai Câu 40: Băng kép được cấu tạo dựa trên hiện tượng nào dưới đây? A. Các chất rắn nở ra khi nóng lên. B. Các chất rắn co lại khi lạnh đi. C. Các chất rắn khác nhau dãn nở vì nhiệt khác nhau. D. Các chất rắn nở vì nhiệt ít. Câu 41: Tại sao gạch lát ở vỉa hè có khoảng cách giữa các viên gạch lớn hơn so với các viên gạch được lát trong nhà? Hãy chọn câu trả lời đúng nhất. A. Vì ngoài trời thời tiết rất nóng, phải chừa khoảng cách để có sự dãn nở giữa các viên gạch. B. Vì lát như thế là rất lợi cho gạch. C. Vì lát như thế mới hợp mỹ quan thành phố. D. Cả A, B, C đều đúng Câu 42: Đo nhiệt độ cơ thể người bình thường là 37oC. Trong thang nhiệt độ Farenhai, kết quả đo nào sau đây đúng? A. 37oF B. 66,6oF C. 310oF D. 98,6oF Câu 43: Trong thang nhiệt độ Farenhai, nhiệt độ của nước đang sôi là: A. 32oF B. 100oF C. 212oF D. 0oF Câu 44: Cho hai nhiệt kế rượu và thủy ngân. Dùng nhiệt kế nào có thể đo được nhiệt độ của nước đang sôi? Cho biết nhiệt độ sôi của rượu và thủy ngân lần lượt là 80oC và 357oC. A. Cả nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. B. Không thể dùng nhiệt kế thủy ngân và nhiệt kế rượu. C. Nhiệt kế rượu. D. Nhiệt kế thủy ngân Câu 45: Nước ở trong trường hợp nào dưới đây có trọng lượng riêng lớn nhất? A. Thể lỏng, nhiệt độ cao hơn 4oC B. Thể lỏng, nhiệt độ bằng 4oC C. Thể rắn, nhiệt độ bằng 0oC D. Thể hơi, nhiệt độ bằng 100oC

Câu 16:Nước đá,hơi nước,nước có đặc điểm nào chung sau đây? A. Cùng một thể. C. Cùng khối lượng và trọng lượng riêng. B. Cùng một chất. D.Không có chung cả ba đặc điểm trên. Câu 17:Thủy ngân có nhiệt độ nóng chảy là -39oC và nhiệt độ sôi là 357oC.Khi trong phòng có nhiệt độ là 30oC thì thủy ngân A. Chỉ tồn tại ở thể lỏng. C. chỉ tồn tại ở thể hơi. B. Tồn tại ở cả thể lỏng và thể hơi. D. Tồn tại ở cả ba thể lỏng,thể rắn và thể hơi. Câu 18: Sự sôi có tính chất nào sau đây? A. Xảy ra ở cùng một nhiệt độ xác định đối với mọi chất lỏng. B. Khi đang sôi,nếu tiếp tục đun,nhiệt độ chất lỏng không thay đổi. C. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi trên mặt thoáng của chất lỏng. D. Khi đang sôi chỉ xảy ra sự bay hơi ở trong lòng chất lỏng Câu 19: Hiện tượng nào sau đây không thể xảy ra khi nung nóng một quả cầu bằng sắt? Chọn phương án đúng nhất. A. Khối lượng quả cầu giảm. B. Khối lượng riêng của quả cầu giảm. C.Thể tích của quả cầu tăng. D.Trọng lượng riêng của quả cầu giảm. Câu 20: Nhiệt kế nào sau đây có thể dùng để đo nhiệt độ của băng phiến đang nóng chảy? A.Nhiệt kế rượu. B. Nhiệt kế y tế. C. Nhiệt kế thuỷ ngân. D.Cả ba nhiệt kế đều không dùng được. Câu 21: Hãy chọn câu đúng trong các trường hợp sau:Khi làm lạnh một khối nước trong bình từ nhiệt độ 20 0C đến 0 0C thì: A .Khối lượng của nước tăng,khối lượng riêng của nước cũng tăng. B .Khối lượng của nước không đổi,khối lượng riệng của nước tăng. C .Khối lượng của nước không đổi,khối lượng riêng của nước giảm. D .Khối lượng của nước không đổi,khối lượng riêng của nước tăng,sau đó lại giảm. Câu 22. Sự dãn nở vì nhiệt của nước rất đặc biệt vì khi nhiệt độ của nước: A. tăng từ 40C đến 1000C thì nước nở ra. B. giảm từ 40C đến 00C thì nước sẽ co lại. C. tăng từ 00C đến 40C thì nước sẽ co lại. D. giảm từ 1000C đến 40C thì nước sẽ co lại. Câu 23. Trong sự nở vì nhiệt của khí oxi, không khí và hơi nước thì: A. khí oxi nở vì nhiệt nhiều nhất. B. không khí nở vì nhiệt ít nhất. C. hơi nước nở vì nhiệt nhiều nhất. D. cả ba chất nở vì nhiệt giống nhau. Câu 24. Nhiệt kế hoạt động dựa vào nguyên tắc nào sau đây là đúng? A. Sự dãn nở vì nhiệt của chất rắn. B. Sự dãn nở vì nhiệt của chất khí. C. Sự dãn nở vì nhiệt của các chất. D. Sự dãn nở vì nhiệt của chất lỏng. Câu 25. Tốc độ bay hơi của một chất lỏng phụ thuộc vào yếu tố nào? A. chỉ phụ thuộc vào nhiệt độ. B. chỉ phụ thuộc vào gió. C. chỉ phụ thuộc vào diện tích mặt thoáng của chất lỏng. D. phụ thuộc vào nhiệt độ, gió và diện tích mặt thoáng của chất lỏng. Câu 26. Bên ngoài thành cốc đựng nước đá thường có các giọt nước nhỏ li ti bám vào. Nguyên nhân do đâu? A. Vì nước trong cốc bay hơi và ngưng tụ lại. B. Vì nước trong cốc thấm ra ngoài. C. Vì hơi nước trong không khí gần thành cốc lạnh, nên ngưng tụ ngay trên thành cốc. D. Cả ba nguyên nhân trên. Câu 27: Khi xây cầu, thông thường một đầu cầu người ta cho gối lên các con lăn. Hãy giải thích cách làm đó? A. Để dễ dàng tu sửa cầu. B. Để tránh tác hại của sự dãn nở vì nhiệt. C. Để tạo thẩm mỹ. D. Cả 3 lý do trên. Câu 28: Hãy dự đoán chiều cao của một chiếc cột bằng sắt sau mỗi năm. A. Không có gì thay đổi. B. Vào mùa hè cột sắt dài ra và vào mùa đông cột sắt ngắn lại. C. Ngắn lại sau mỗi năm do bị không khí ăn mòn. D. Vào mùa đông cột sắt dài ra và vào mùa hè cột sắt ngắn lại. Câu 29: Khi một vật rắn được làm lạnh đi thì A. khối lượng của vật giảm đi. B. thể tích của vật giảm đi. C. trọng lượng của vật giảm đi. D. trọng lượng của vật tăng lên. Câu 30: Khi nút thủy tinh của một lọ thủy tinh bị kẹt. Phải mở nút bằng cách nào dưới đây? A. Làm nóng nút. B. Làm nóng cổ lọ. C. Làm lạnh cổ lọ. D. Làm lạnh đáy lọ.

Giuso mk hết nhé Câu 1:Để nâng một bao xi măng nặng 50kg từ dưới lên,ta cần dùng một lực: A.Lớn hơn 500N B. Tối thiểu là 500N C. Lớn hơn 50 N D. Bằng 50N. Bài 2: Trường hợp nào sau đây không sử dụng ròng rọc? A. Trong xây dựng các công trình nhỏ, người công nhân cần đưa các vật liệu lên cao. B. Khi treo hoặc tháo cờ thì ta không phải trèo lên cột. C. Chiếc kéo dùng để cắt kim loại thường có phần tay cầm dài hơn lưỡi kéo để được lợi về lực. D. Ở đầu móc các cần cẩu hay xe ô tô cần cẩu đều được lắp các ròng rọc động. Câu 3: Sàn nhà cao hơn mặt đường 50 cm. Để đưa một chiếc xe máy từ mặt đường vào nhà, người ta có thể sử dụng mặt phẳng nghiêng có độ dài và độ cao h nào sau đây? A. l < 50 cm, h = 50 cm. B. l = 50 cm, h = 50 cm C. l > 50 cm, h < 50 cm D. l > 50 cm, h = 50 cm Câu 4:Hiện tượng nào sau đây sẽ xảy ra khi nung nóng một vật rắn? A.Khối lượng của vật tăng. B.Khối lượng của vật giảm. C.Khối lượng riêng của vật tăng. D.Khối lượng riêng của vật giảm. Câu 5:Khi làm lạnh một vật rắn khối lượng riêng của vật tăng vì A.khối lượng của vật tăng ,thể tích của vật giảm. B.khối lượng của vật giảm,thể tích của vật giảm. C.khối lượng của vật không đổi,thể tích của vật giảm. D.khối lượng của vật tăng,thể tích của vật k đổi. Câu 6:Khi nhiệt thay đổi ,các trụ bê tông cốt thép không bị nứt vì A.bê tông và thép không bị nở vì nhiệt. B. bê tông nở vì nhiệt nhiều hơn thép. C. bê tông nở vì nhiệt ít hơn thép. D.bê tông và thép nở vì nhiệt như nhau. Câu 7:Khi hạ nhiệt độ của chất lỏng thì: A.Khối lượng riêng của chất lỏng giảm,trọng lượng riêng tăng. B.Khối lượng riêng của chất lỏng tăng,trọng lượng riêng giảm. C.Khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều tăng. D.Khối lượng riêng và trọng lượng riêng đều giữ không đổi. Câu 8:Trong các cách sắp xếp các chất nở vì nhiệt từ ít tới nhiều sau đây,cách sắp xếp nào đúng? A.Rắn ,lỏng khí. B. Rắn, khí, lỏng. C.Khí ,rắn ,lỏng. D. Khí ,lỏng rắn. Câu 9:Câu nào sau đây nói về sự nở vì nhiệt của các chất khí ôxi,hiđrô và cacbonic là đúng? A.Hiđrô nở vì nhiệt nhiều nhất. B .Ôxi nở vì nhiệt nhiều nhất. C.Ôxi nở vì nhiệt ít hơn hiđrô nhưng nhiều hơn cacbonic.D.Cả ba chất đều nở vì nhiệt như nhau. Câu 10: Băng kép hoạt động dựa trên hiện tượng A.Chất rắn nở ra khi nóng lên. B. chất rắn co lại khi lạnh đi. C.Chất rắn co dãn vì nhiệt ít hơn chất lỏng. D.các chất rắn khác nhau co dãn vì nhiệt khác nhau. Câu 11: Không thể dùng nhiệt kế rượu để đo nhiệt độ của hơi nước đang sôi vì A.rượu sôi ở nhiệt độ cao hơn 100oC. B.rượu sôi ở nhiệt độ thấp hơn 100oC. C.rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 100oC. D.rượu đông đặc ở nhiệt độ thấp hơn 0oC. Câu 12:Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây,câu nào đúng? A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc. B.Nhiệt độ nóng chảy thấp hơn nhiệt độ đông đặc. C.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn,cũng có thể thấp hơn nhiệt độ đông đặc. D.Nhiệt dộ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc Câu 13:Trong thời gian sắt đông đặc,nhiệt độ của nó A. Không ngừng tăng. C.không ngừng giảm. B. mới đầu tăng,sau giảm. D. không đổi. Câu 14:Trong các đặc điểm sau đây, đặc điểm nào không phải là của sự bay hơi? A. Xảy ra ở bất kì nhiệt độ nào của chất lỏng. C.Không nhìn thấy được. B. Xảy ra trên mặt thoáng của chất lỏng. D. xảy ra ở một nhiệt độ xác định của chất lỏng. Câu 15:Những quá trình chuyển thể nào của đồng được vận dụng trong việc đúc tượng đồng? A. Nóng chảy và bay hơi. C. Nóng chảy và đông đặc. B. Bay hợi và đông đặc. D. Bay hơi và ngưng tụ.