Sản phẩm chủ yếu trong hỗn hợp thu được khi cho toluen phản ứng với brom theo tỉ lệ số mol 1:1 (có mặt bột sắt) là
A. o-bromtoluen và p-bromtoluen.
B. o-bromtoluen và m-bromtoluen.
C. p-bromtoluen và m-bromtoluen.
D. benzyl bromua.
Toluen C6H5-CH3 có nhóm -CH3 hoạt hóa vòng thơm và định hướng o, p nên sản phẩm là o-bromtoluen và p-bromtoluen.
Cho 19,16 gam hỗn hợp N gồm Cu, CuCO3, Mg, Fe, MgCO3 và FeCO3 tan hết trong dung dịch H2SO4 đặc, dư, đun nóng thu được dung dịch X và 5,6 lít hỗn hợp khí Y gồm H2S, SO2, CO2 và 0,02 mol H2. Cho X tác dụng với dung dịch NaOH dư thu được 22,92 gam kết tủa, nung kết tủa đến khối lượng không đổi thu được 16,8 gam chất rắn. Tỉ khối của khí Y so với oxi gần nhất với:
A. 1,40 B. 1,50 C. 1,45 D. 1,41
Cho m gam một ancol no, đơn chức X qua bình đựng CuO (dư), nung nóng. Sau khi phản ứng hoàn toàn, khối lượng chất rắn trong bình giảm 5,12 gam. Hỗn hợp hơi thu được có tỉ khối đối với hiđro là 15,5. Giá trị của m là
A. 7,36. B. 14,72. C. 10,24. D. 5,12.
Ảnh hưởng của nhóm -OH đến gốc C6H5- trong phân tử phenol thể hiện qua phản ứng giữa phenol với
A. nước Br2. B. H2 (Ni, t°).
C. Na kim loại. D. dung dịch NaOH
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Cho hơi ancol etylic qua bình đựng Na dư. (b) Cho axetanđehit vào lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. (c) Sục khí axetilen vào dung dịch AgNO3 trong NH3. (d) Nung nóng natri axetat với lượng dư vôi tôi xút. (e) Cho dung dịch axit fomic vào dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nóng. (f) Cho dung dịch axetic vào lượng dư dung dịch NaHCO3. (g) Cho bột Si vào dung dịch NaOH loãng. Sau khi kết thúc thí nghiệm, số phản ứng tạo ra đơn chất là
A. 4. B. 3. C. 5. D. 6.
Cho phản ứng: Cu + HNO3 → Cu(NO3)2 + NO + H2O. Khi hệ số cân bằng phản ứng là nguyên và tối giản thì số phân tử HNO3 bị khử là
A. 8. B. 6. C. 2. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến