sắp xếp các phân số sau theo thứ tự từ bé đến lớn: 2/7;6/5;5/6;5/7;6/7;7/6;1;8/7

Các câu hỏi liên quan

Đọc thầm văn bản, khoanh tròn chữ cái trước ý trả lời phù hợp nhất và làm các bài tập sau: MÙA ĐÔNG TRÊN RẺO CAO Mùa đông đã về thực sự rồi. Mây từ trên cao theo các sườn núi trườn xuống, chốc chốc lại gieo một đợt mưa bụi trên những mái lá chít bạc trắng. Hoa rau cải hương vàng hoe, từng vạt dài ẩn hiện trong sương bên sườn đồi. Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại, phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ. Trên mặt nước chỉ còn những chú nhện chân dài như gọng vó bận rộn và vui vẻ thi nhau ngược dòng vượt lên. Trên những ngọn cơi già nua cổ thụ, những chiếc lá vàng cuối cùng còn sót lại đang khua lao xao trước khi từ giã thân mẹ đơn sơ. Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én. Trên nền đất rắn lại vì giá lạnh, những đọt lá non vẫn đang xòe, vàng nhạt và những cây cau vẫn duyên dáng, đu đưa thân mình, tưởng như chúng sinh ra còn là để trang điểm cho thôn bản làng Dạ thêm vẻ thanh tú, nhẹ nhàng. Theo Ma Văn Kháng Chọn ý trả lời đúng rồi viết vào bài làm: Câu 1. Điều gì đã “gieo những đợt mưa bụi” xuống những mái lá chít bạc trắng ? a) Mùa đông về. b) Con suối thu mình lại. c) Mây từ trên núi trườn xuống. Câu 2. Trong bài văn, những sự vật nào được nhân hóa? a. hoa cải hương, con suối. b. con suối, cây cau. c. cây cau, mái nhà. Câu 3. Trong câu “Con suối lớn ồn ào, quanh co đã thu mình lại phô những dải sỏi cuội nhẵn nhụi và sạch sẽ.”, từ “thu mình” có thể hiểu như thế nào? a) Mùa đông, con suối co mình lại vì rét. b) Mùa đông, con suối đã cạn nước. c) Mùa đông, con suối trở nên khiêm tốn. Câu 4. Trong câu “Nhưng những hàng cau làng Dạ thì bất chấp tất cả sức mạnh tàn bạo của mùa đông, chúng vẫn còn y nguyên những tàu lá vắt vẻo mềm mại như cái đuôi én.”, từ “chúng” chỉ gì? a) hàng cau b) đuôi én c) tàu lá Câu 5. Đoạn văn tả cảnh gì? a) Cảnh giao mùa từ thu sang đông. b) Cảnh mùa đông ở làng Dạ. c) Cảnh đẹp ở miền núi. Câu 6. Dòng đều có từ ngữ chứa từ có nghĩa chuyển là: a) Nhổ răng, răng cưa b) Lưỡi liềm, lưỡi cày c) Mũi dao, ngạt mũi Câu 7. Dòng đều chứa các từ chứa tiếng hữu nghĩa là có: a) Chiến hữu, thân hữu, bằng hữu b) hữu ích, hữu hiệu, hữu tình c) bạn hữu, hữu ích, bằng hữu Câu 8. Từ “trong” ở cụm từ “phấp phới trong gió” và từ “trong” ở cụm từ “nắng đẹp trời trong” có quan hệ với nhau như thế nào? a) Đó là một từ nhiều nghĩa b) Đó là hai từ đồng nghĩa c) Đó là hai từ đồng âm Câu 9: Từ “ Nhà” trong câu nào được dùng theo nghĩa gốc? (0.5 điểm) a) Nhà tôi có ba người. b) Nhà tôi vừa mới qua đời. c) Nhà tôi ở gần trường. Câu 10. Trật tự các vế câu trong câu ghép: “ Sở dĩ thỏ thua rùa là vì thỏ kiêu ngạo.” có quan hệ như thế nào? a) Kết quả - nguyên nhân b) Nguyên nhân – kết quả c) Điều kiện – kết quả ai làm đc mik sẽ lick