Sắp xếp theo thứ tự giảm dần tính bazơ của các chất sau: (1) NH3, (2) CH3NH2, (3) C6H5NH2, (4) (CH3)2NH, (5) C2H5NH2, (6) p-O2N-C6H4NH2.
A. 4, 5, 2, 1, 3, 6. B. 6, 3, 1, 2, 5, 4.
C. 3, 6, 1, 2, 4, 5. D. 1, 2, 3, 4, 5, 6.
Gốc no làm tăng tính bazơ, gốc không no và gốc thơm làm giảm tính bazơ.
—> Tính bazơ giảm dần: 4, 5, 2, 1, 3, 6.
Một dung dịch có chứa các ion: Na+ (0,25 mol), K+ (0,15 mol), NO3- (0,10 mol), và PO43- (x mol). Giá trị của x là
A. 0,15. B. 0,20. C. 0,05. D. 0,10.
Cho các dung dịch sau: (1) etylamin; (2) glyxin; (3) amoniac; (4) lysin; (5) anilin; (6) axit glutamic; (7) phenylamoni clorua. Số dung dịch làm quỳ tím hóa đỏ là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Cho một đinh sắt sạch, dư vào 200 ml dung dịch CuSO4 0,75M. Khối lượng đinh sắt sau phản ứng tăng m gam. Giá trị của m là
A. 2,0. B. 0,8. C. 1,2. D. 1,6.
Đốt cháy 1,48 gam este X thu được 2,64 gam CO2 và 1,08 gam H2O. CTPT của X là
A. C4H8O2. B. C3H6O2. C. C4H6O2. D. C2H4O2.
Cho dãy các chất: tinh bột, glucozơ, tripanmitin, saccarozơ, xenlulozơ, triolein, fructozơ. Số chất trong dãy cho được phản ứng thủy phân trong môi trường axit là
A. 5. B. 3. C. 4. D. 2.
Cho m gam Mg và 6,4 gam Cu vào dung dịch HCl dư, thu được 6,72 lít hiđro ở đktc. Giá trị của m là
A. 7,2. B. 4,8. C. 9,6. D. 2,4.
Cho 4 phản ứng: (I): KOH + HCl → KCl + H2O; (II): KOH + KHCO3 → K2CO3 + H2O; (III): KOH + HNO3 → KNO3 + H2O; (IV): Ba(OH)2 + H2SO4 → BaSO4↓ + 2H2O. Số phản ứng có phương trình ion thu gọn là: H+ + OH- → H2O bằng
A. 4. B. 2. C. 3. D. 1.
Cho 6 kim loại sau: Na, Ba, Fe, Ag, Mg, Al lần lượt vào dung dịch CuSO4 dư. Số trường hợp thu được sản phẩm kết tủa sau phản ứng là
A. 5. B. 3. C. 2. D. 4.
Cho 2,4 gam kim loại X hóa trị II vào 200 ml dung dịch HCl 0,75M, thấy sau phản ứng vẫn còn một phần kim loại chưa tan hết. Cũng cho 2,4 gam tác dụng với 250 ml dung dịch HCl 1,0M thấy sau phản ứng vẫn còn axit dư. Kim loại X là
A. Ca. B. Mg. C. Fe. D. Zn.
Thực hiện các thí nghiệm sau: (a) Sục khí SO2 vào dung dịch KMnO4; (b) Sục khí Cl2 vào dung dịch H2S; (c) Sục hỗn hợp khí thu được khi nhiệt phân Cu(NO3)2 vào nước; (d) Cho Na2CO3 vào dung dịch AlCl3; (e) Cho HCl vào dung dịch Fe(NO3)2; (g) Cho Fe2O3 vào dung dịch HI. Số thí nghiệm xảy ra phản ứng oxi hóa – khử là
A. 5. B. 3. C. 6. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến