Sau khi nung 9,4 gam Cu(NO3)2 ở nhiệt độ cao được 6,16 gam chất rắn.
1. Tính hiệu suất phản ứng
2. Tính % theo thể tích của các khí trong hỗn hợp thu được.
nCu(NO3)2 = 0,05
2Cu(NO3)2 —> 2CuO + 4NO2 + O2
x……………………………….2x…….0,5x
—> m khí = 2x.46 + 32.0,5x = 9,4 – 6,16
—> x = 0,03
—> Hiệu suất H = x/0,05 = 60%
nNO2 : nO2 = 4 : 1
—> %nNO2 = 80% và %nO2 = 20%
Bài 1: Hòa tan 4,6 g một chất tan vào 250 ml nước thu được dd có nhiệt độ sôi là 100,104oC. Xác định khối lượng mol phân tử của chất tan. Biết hằng số nghiệm sôi của nước là Ks = 0,52.
Bài 2: Tính pH của dung dịch sau khi trộn 100 ml dd CH3COOH 0,2M với 100 ml dd NaOH 0,1M
Hòa tan hết 2,019 gam hỗn hợp gồm muối clorua của kim loại A chỉ có hóa trị 1, muối clorua của kim loại B chỉ có hóa trị 2 trong mọi hợp chất vào nước được dung dịch X. Cho 50ml dung dịch AgNO3 1M vào dung dịch X, sau khi xảy ra phản ứng hoàn toàn thu được 5,74 gam kết tủa. Lọc kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc thu được a gam muối khan.
a. Tìm a
b. Xác định kim loại A, B biết rằng MB = MA + 1
Chia 0,16 mol hỗn hợp X gồm hai andehit đơn chức A và hai chức B (MA < MB) thành hai phần bằng nhau. Hidro hóa phần 1 cần vừa đủ 3,548 lít H2 (đktc). Cho phần 2 tác dụng với một lượng dư dung dịch AgNO3/NH3 thu được 25,92 gam Ag và 8,52 gam hỗn hợp hai muối amoni của hai axit hữu cơ. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần % khối lượng của A trong hỗn hợp X là
A. 49,12% B. 34,09% C. 65,91% D. 50,88%
Hòa tan hết 47,92 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg, MgCO3, Fe(NO3)2 và FeCl2 (trong đó oxi chiếm 22,037% về khối lượng hỗn hợp) vào dung dịch chứa 1,2 mol HCl loãng thu được dung dịch Y và 2,688 lít (đktc) hỗn hợp khí Z gồm hai khí có tỉ khối so với He bằng 11. Cho dung dịch AgNO3 dư vào dung dịch Y thu được 0,02 mol khí NO (sản phẩm khử duy nhất) và 224,6 gam kết tủa. Các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Phần trăm khối lượng của Mg có giá trị gần nhất là:
A. 16. B. 17. C. 18. D. 19.
Có hai thí nghiệm sau:
TN1: Cho 6(g) ancol no hở đơn chức X tác dụng với m(g) Na, sau phản ứng thu được 0,075g H2.
TN2: Cho 6(g) ancol no hở đơn chức X tác dụng 2m gam Na, sau phản ứng thu không tới 0,1g H2. X có công thức là:
A. CH3OH B. C2H5OH C. C3H7OH D. C4H9OH
Đốt cháy hoàn toàn 0,1 mol một este X (không chứa chức khác) bẳng 0,85 mol O2 (dư) thu được 1,1 mol hỗn hợp khí và hơi Y, dẫn Y đi qua bình đựng H2SO4 đặc thấy khối lượng bình tăng 5,4 gam. Nếu cho 0,1 mol X phản ứng với dung dịch NaOH dư thì có 0,2 mol NaOH phản ứng và dung dịch thu được chứa m gam muối. Giá trị của m:
A. 12,0 gam B. 18,4 gam C. 8,2 gam D. 8,0 gam
Hòa tan hết 0,7 mol hỗn hợp X gồm FeO, Fe(NO3)2, FeCl2, FeCO3 và Mg tan hết trong dung dịch chứa đồng thời NaNO3 và 1,6 mol HCl. Sau khi các phản ứng kết thúc thu được dung dịch Y chứa 93,6 gam chất tan và thoát ra 5,6 lít khí Z gồm CO2, NO và H2. Tỉ khối hơi của Z so với He là 6,8. Thêm một lượng AgNO3 vào Y, sau phản ứng thu được dung dịch T chứa 4 muối, 266,4 gam kết tủa và thoát ra khí NO duy nhất. Cô cạn T, đem nung đến khối lượng không đổi thu được 46,9 gam chất rắn. Mặt khác nếu thêm dung dịch Na2CO3 dư vào Y thì thu được m gam kết tủa và thoát ra 6,16 lít khí. Giá trị của m là:
A. 52,75 B. 63,15 C. 67,05 D. 72,90
Hỗn hợp M gồm CO2 và hidrocacbon X. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít (đktc) hỗn hợp M cần dùng vừa đủ V lít O2 (đktc). Sản phẩm cháy cho hấp thụ hết vào bình đựng nước vôi trong dư, thu được 50 gam kết tủa và một dung dịch có khối lượng giảm 19 gam.
a) Xác định công thức phân tử của X.
b) Tính giá trị của V.
c) Viết công thức cấu tạo có thể có của X.
Hòa tan hoàn toàn 35,4g hỗn hợp gồm Ag và Cu cần 200g dung dịch HNO3 31,5% thu được khí Nitơ mono oxit.
a. Tính thành phần % theo khối lượng mỗi kim loại trong hỗn hợp.
b. Trong công nghiệp HNO3 được điều chế từ NH3. Hãy viết phương trình phản ứng và tính thể tích khí NH3 ở đktc cần để điều chế lượng axit nitric nói trên (giả sử hiệu suất toàn quá trình đạt 90%).
Tìm công thức hóa học của oxit kim loại M biết: mM : mO = 9 : 8
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến