1. Giống nhau a. Vai trò của kinh tế biển trong nền kinh tế - Đều có vai trò quan trọng trong nền kinh tế, các ngành kinh tế biển đều chiếm tỉ trọng cao trong cơ cấu kinh tế của mỗi vùng. - Triển vọng phát triển còn lớn do khai thác chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. b. Các điều kiện phát triển - Tài nguyên biển phong phú, đa dạng có thể phát triển đầy đủ các ngành kinh tế biển: + Nhiều bãi cá, tôm và các loại hải sản. + Các bãi biển đẹp nhằm phục vụ phát triển du lịch biển. + Có các loại khoáng sản biển. + Có điều kiện xây dựng hệ thống cảng biển để phát triển dịch vụ hàng hải. - Dân cư có truyền thống và kinh nghiệm khai thác các tài nguyên biển (nuôi trồng và đánh bắt thủy sản, làm muối...). - Cả hai vùng đều đã bước đầu xây dựng được hệ thống hạ tầng - kĩ thuật phục vụ phát triển các ngành kinh tế biển: + Các cơ sở đánh bắt và chế biến. + Hệ thống các cảng biển. + Mạng lưới đô thị biển và dịch vụ du lịch. c. Các ngành kinh tế biển và các sản phẩm tiêu biểu - Đều phát triển các ngành kinh tế biển truyền thống với các sản phẩm tiêu biểu. - Các ngành đã được phát triển: khai thác tài nguyên sinh vật biển, du lịch biển, giao thông vận tải biển. 2. Khác nhau a. Vai trò của kinh tế biển - Đông Nam Bộ: vai trò của kinh tế biển ngày càng được nâng cao, nhất là sau khi phát hiện và đưa vào khai thác các mỏ dầu khí ở thềm lục địa (năm 1986). - Duyên hải Nam Trung Bộ: phát triển chưa tương xứng với tiềm năng hiện có. b. Các điều kiện phát triển - Đông Nam Bộ: + Lợi thế hơn so với Duyên hải Nam Trung Bộ: Có các mỏ dầu khí lớn tập trung ở thềm lục địa. Vùng này chiếm phần lớn trữ lượng và sản lượng dầu khí của cả nước.