I. Dàn Ý So Sánh Hình Ảnh Người Lính Cách Mạng Ở Bài Thơ Đồng Chí Và Tiểu Đội Xe Không Kính (Chuẩn)
1. Mở bài
- Giới thiệu khái quát về mảng đề tài viết về những người lính cách mạng
- Giới thiệu khái quát về bài thơ “Đồng chí” (Chính Hữu) và bài thơ “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính” (Phạm Tiến Duật)
- Nêu vấn đề cần phân tích: So sánh hình ảnh người lính cách mạng qua hai hai bài thơ “Đồng chí” và “Bài thơ về Tiểu đội xe không kính”.
2. Thân bài
a. Giống nhau
* Hình tượng người lính trong cả hai bài thơ đều hiện lên với những vẻ đẹp đáng quý, đáng trân trọng:
- Là những con người giàu nghị lực, ý chí, luôn sẵn sàng vượt qua mọi khó khăn, gian khổ, thử thách bằng niềm tin và tinh thần lạc quan
- Đồng chí:
+ Chính Hữu dường như đã làm hiện lên tất cả mọi khó khăn, gian khổ, thiếu thốn mà những người lính đã phải gánh chịu
+ Những người lính ấy đã vượt lên trên tất cả bằng một nụ cười, hình ảnh “miệng cười buốt giá”
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
+ Hình ảnh “bụi”, “mưa” vừa là những hình ảnh mang ý nghĩa tả thực nhưng hơn hết đó còn là những hình ảnh mang ý nghĩa biểu tượng cho những khó khăn
+ Nhưng những người lính đã vượt qua tất cả bằng ý chí, nghị lực và niềm tin: điệp từ “không có...ừ thì….”, lặp cấu trúc “chưa cần…” và hàng loạt các hình ảnh “phì phèo châm điếu thuốc”, “nhìn nhau mặt lấm cười ha ha”,...
- Đều có tình đồng chí, đồng đội gắn bó, bền chặt.
- Đồng chí:
+ Những người lính thấu hiểu mọi nỗi niềm tâm sự, cùng sát cánh bên nhau sẻ chia tất cả mọi điều.
+ Hình ảnh “Thương nhau tay nắm lấy bàn tay”
- Bài thơ về tiểu đội xe không kính:
+ Trên chặng đường hành quân ra trận gian nan, vất vả, những người lính gặp nhau trong thoáng chốc, họ trao nhau những cái bắt tay ấm nồng tình cảm.
+ Với họ, những người cùng chung bát đũa chính là anh em, là gia đình của nhau.
- Đều hiện lên với tư thế chủ động, ung dung, sẵn sàng chiến đấu với kẻ thù xâm lược
+ Đồng chí: Hình ảnh đừng “chờ giặc tới” như đã vẽ lên trước mắt chúng ta hình ảnh người lính hiên ngang đứng chờ giặc, không chút lo lắng, sợ hãi.
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: Tư thế hiên ngang của họ càng được nhấn mạnh và làm bật nổi qua việc sử dụng điệp ngữ “nhìn đất”, “nhìn trời”, “nhìn thẳng”,...
b. Khác nhau
- Hoàn cảnh xuất thân:
+ Đồng chí: Xuất thân là những người nông dân, từ những miền quê khác nhau
+ Bài thơ về tiểu đội xe không kính: xuất thân là những tri thức trẻ.
- Hình ảnh người lính trong bài thơ “Đồng chí” hiện lên với nét mộc mạc, chân chất bởi họ xuất thân là những người nông dân còn những người lính trong “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” lại hiện lên với nét trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch, tếu táo.
c. Lí giải nguyên nhân
- Giống nhau: cùng viết về đề tài người lính với những vẻ đẹp vốn có của họ
- Khác nhau:
+ Đặc trưng của văn học - văn học là lĩnh vực của cái mới, cái sáng tạo, bởi vậy nó không cho phép sự sao chép hay lặp lại.
+ Hoàn cảnh ra đời của hai tác phẩm.
- Bài thơ “Đồng chí” ra đời vào năm 1948, đây chính là thời kì đầu của cuộc kháng chiến chống Pháp
- Bài thơ “Bài thơ về tiểu đội xe không kính” ra đời vào năm 1969, trong quãng thời gian cuộc kháng chiến chống Mĩ cứu nước đang diễn ra khốc liệt và tàn ác nhất.
3. Kết bài
Khái quát về hình tượng người lính trong hai bài thơ và nêu cảm nghĩ của bản thân.
Hơi dài bạn nha