- Giống nhau: + hoàn cảnh: trong hoàn cảnh đất nước đang bị khủng hoảng, đang đứng trước nguy cơ bị có nước đế quốc xâm lược. + mục đích: tiến hành cải cách nhằm đưa đất nước vượt qua khủng hoảng và tránh tình trạng rơi vào hoàn cảnh bị phụ thuộc hoặc trả thành thuộc địa của các nước phương Tây. - Khác nhau: + bối cảnh: mỗi nước tiến hành trong bối cảnh khác nhau: VD Xiêm và Nhật Bản còn tương đối độc lập. TQ thì đã trở thành thuộc địa. + Người lãnh đạo: Ở Xiêm và NB đều do những người đứng đầu nhà nước tiến hành và cuộc cải cách thắng lợi.Tuy nhiên cuộc Duy Tân tại Trung Quốc do sĩ phu tiến hành, dù nhận được sự ủng hộ của vua Quang Tự nhưng vua lại không nắm thực quyền dẫn đến kết quả là bị thất bại. + Lực lượng tham gia: Ở Xiêm và Nhật Bản đều có sự hỗ trợ của các lực lượng quan trọng, lớn mạnh trong xã hội (ở Nhật Bản là các Sô-gun), còn ở TQ thì lực lượng còn chưa đủ mạnh để thực hiện. -- Kết quả: Ở Xiêm và Nhật Bản thì công cuộc cải cách thành công còn ở Trung Quốc bị thất bại; Sau công cuộc cải cách, Nhật Bản đã trở thành một nước có nền kinh tế phát triển, trở thành một nước đế quốc hùng mạnh, một nước độc lập duy nhất ở Châu Á; Xiêm kinh tế phát triển và độc lập một cách tương đối. *Bài học kinh nghiệm: - Để cuộc cải cách thành công thì nó phụ thuộc vào rất nhiều nhân tố: trong đó có nhân tố thuộc về bối cảnh của đất nước còn độc lập và có chủ quyền. - Phụ thuộc vào người tiến hành phải là người đứng đầu một nhà nước, nắm quyền lãnh đạo tuyệt đối. - Cơ sở để thực hiện: Phải có cơ sở về kinh tế và được các lực lượng khác ủng hộ…