So sánh pH của các dung dịch CH3COONa, Na2CO3, Fe2(SO4)3, NaCl, K2SO4, C6H5ONa và phèn chua.
Các muối có tính kiềm là CH3COONa; Na2CO3; C6H5ONa
Vì tính axit CH3COOH > H2CO3 > C6H5ONa nên tính kiềm CH3COONa < Na2CO3 < C6H5ONa
—> pH: 7 < CH3COONa < Na2CO3 < C6H5ONa
Hai chất trung tính, có pH = 7 là: NaCl và K2SO4
Hai muối có tính axit là Fe2(SO4)3 và Al2(SO4)3 (có trong phèn chua). Do tính bazo Fe(OH)3 > Al(OH)3 nên Al2(SO4)3 có tính axit mạnh hơn Fe2(SO4)3
—> pH: Al2(SO4)3 < Fe2(SO4)3
Vậy:
Al2(SO4)3 < Fe2(SO4)3 < NaCl = K2SO4 < CH3COONa < Na2CO3 < C6H5ONa
Trộn 50 ml dung dịch HNO3 nồng độ x mol/l vào 150 dung dịch Ba(OH)2 0,2M thu được dung dịch A. Cho một ít quỳ tím vào dung dịch A thấy quỳ có màu xanh. Thêm từ 100 ml dung dịch HCl 0,1M vao dung dịch A thấy quỳ trở lại màu tím. Tính nồng độ x
cho lượng dư Mg tác dụng với dung dịch gồm hcl , 0,1 mol KNO3 và 0,2 mol NaNO3.sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, thu được dung dịch x chứa m g muối và 6,272 lít hỗn hợp khí Y (đktc)gồm 2 khí không màu ,trong đó có 1 khí hóa nâu trong không khí. tỉ khối của Y so với H2 là 13.tìm giá trị của m?
Đốt cháy hoàn toàn 11,2 lít hỗn hợp khí X gồm 2 hiđrocacbon thuộc cùng dãy đồng đẳng cần 40,32 lít O2 và tạo ta 26,88 lít CO2. Thêm vào 22,4 lít hỗn hợp X một hiđrocacbon Y và đốt cháy hoàn toàn thì thu được 60,48 lít CO2 và 50,4 gam H2O. Các thể tích đo ở đktc. CTPT của Y là:
A. C3H6 B. C3H8
C. C4H8 D. C4H10
Đốt cháy hoàn toàn một hỗn hợp có số mol bằng nhau của 2 hiđrocacbon có cùng số nguyên tử C trong phân tử thu được 3,52 gam CO2 và 1,62 gam H2O. Công thức phân tử của 2 hiđrocacbon là:
A. C2H4, C2H6 B. C3H6, C3H8
C. C3H4, C3H8 D. C4H8, C4H10
Hỗn hợp X gồm 1 ankan và 1 anken có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử và có cùng số mol. Biết m gam hỗn hợp X làm mất màu vừa đủ 80 gam dung dịch Br2 20%. Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X thu được 13,44 lít CO2 (đktc). CTPT của ankan va anken là:
A. C2H6 và C2H4 B. C3H8 và C3H6
C. C4H10 và C4H8 D. C5H12 và C5H10
Đốt cháy hoàn toàn 4 lít hỗn hợp 2 hiđrocacbon A, B thu được 6 lít CO2 và 6 lít hơi H2O (các thể tích đo ở cùng điều kiện t°, p) .Công thức phân tử của A, B là:
A. CH4; C2H2 B. CH4; C3H4
C. C2H6; C2H2 D. C2H6; C4H6
Hỗn hợp khí X gồm một ankan và một anken. Tỉ khối của X so với H2 bằng 11,25. Đốt cháy hoàn toàn 4,48 lít X, thu được 6,72 lít CO2 (các thể tích khí đo ở đktc). Công thức của ankan và anken lần lượt là
A. CH4 và C2H4. B. C2H6 và C2H4.
C. CH4 và C3H6. D. CH4 và C4H8.
Đun nóng 17,52 gam hỗn hợp X chứa một axit đơn chức, mạch hở và một ancol đơn chức, mạch hở với H2SO4 đặc làm xúc tác thu được 16,44 gam hỗn hợp Y gồm este, axit và ancol. Đốt cháy toàn bộ 16,44 gam Y cần dùng 1,095 mol O2, thu được 11,88 gam nước. Nếu đun nóng toàn bộ 16,44 gam Y cần dùng 450 ml dung dịch NaOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được x gam muối. Giá trị của x là
A. 18,0 gam B. 10,80 gam C. 15,9 gam D. 9,54 gam
Hỗn hợp X gồm CnH2n-1CHO, CnH2n-2(CHO)2, CnH2n-2(COOH)2, CnH2n-3(CHO)(COOH)2. Cho m gam hỗn hợp X tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 dư thu được 56,16 gam Ag. Trung hoà m gam hỗn hợp X cần 30 gam dung dịch hỗn hợp NaOH 12% và KOH 5,6%. Đốt m gam hỗn hợp X cần m+7,92 gam O2. Giá trị của m là
A. 19,84 B. 20,16 C. 19,28 D. 20,24
Cho 2,16 gam hỗn hợp 2 kim loại A, B ở nhóm I tác dụng hoàn toàn với nước thu được 50 ml dung dịch X và 896 ml khí H2 (đktc). Xác đinh A, B biết chúng thuộc hai chu kì liên tiếp trong bảng tuần hoàn.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến