Dưới đây là câu trả lời của cô vừa mới tìm hiểu, em có thể tham khảo nhé-tất nhiên đó mới là cái khung xương thôi, em cần chứng minh nó bằng hiểu biết của mình về các cuộc khởi nghĩa.
Chúc cô bé học tốt!
So sánh phong trào nông dân Đàng Ngoài và Đàng Trong trong thế kỉ XVIII
*Giống nhau:
- Nguyên nhân:
+ Vấn đề ruộng đất….
+ Chính sách tô thuế nặng nề của nhà nước...
+ Sự thối nát, sa đọa của chính quyền phong kiến…
+ Thiên tai, mất mùa, đói kém,….
- Mục tiêu đấu tranh: xây dựng chính quyền phong kiến mới
- Đối tượng của phong trào: chính quyền phong kiến
- Động lực thúc đẩy sự phát triển của phong trào: Nông dân, dân nghèo
- Lực lượng tham gia: đông đảo các tầng lớp trong xã hội
ð Phong trào nông dân Đàng Trong và Đàng Ngoài thế kỉ XVIII diễn ra trên quy mô rộng lớn, mang tính quyết liệt , mạnh mẽ hơn so với thế kỉ XVI, XVII.
- Vai trò, ý nghĩa: thể hiện truyền thống yêu nước, đấu tranh kiên cường của nông dân VN, khi đất nước có ngoại xâm, truyền thống đó càng được phát huy cao độ.
*Khác nhau
Tiêu chí so sánh | Phong trào nông dân đàng Ngoài | Phong trào nông dân đàng Trong |
Thời gian | Nửa đầu thế kỉ XVIII | Nửa sau thế kỉ XVIII |
Nguyên nhân bùng nổ | Bắt nguồn từ sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài… | Bắt nguồn từ sự mục nát của chính quyền phong kiến Đàng Ngoài và Đàng Trong… |
Quy mô phong trào | Rộng lớn, nổ ra ở hầu hết các địa phương ở Đàng Ngoài. | Ban đầu mang tính địa phương, nhỏ hẹp, sau đó lan rộng và phát triển thành phong trào có phạm vị rộng lớn trong cả nước |
Kết quả | Trong quá trình đấu tranh đã giành được một số thắng lợi nhất định, một số cuộc khởi nghĩa đã tiến hành nhiều chính sách về kinh tế như khởi nghĩa của Lê Duy Mật, Hoàng Công Chất,..Nhưng cuối cùng đều thất bại, bị đàn áp | Đã giành thắng lợi, thành lập được chính quyền riêng (vương triều Tây Sơn) |
Ý nghĩa | Làm lung lay tận gốc chính quyền họ Trịnh, tạo điều kiện cho những thắng lợi về sau của phong trào nông dân Đàng Trong (phong trào Tây Sơn) | Đánh bại hoàn toàn các tập đoàn phong kiến thối nát, đối lập với nhân dân (vua Lê, chúa Trịnh, chúa Nguyễn), chấm dứt tình trạng chia cắt đất nước, đặt cơ sở cho sự thống nhất đất nước sau này. Ngoài ra còn làm nhiệm vụ chống ngoại xâm (quân Xiêm và quân Thanh) |