Câu 1 (trang 127 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Hoàn cảnh sáng tác bài thơ: Nhân vật trữ tình trở về thăm quê mà lại trở thành vị khách trên mảnh đất quê hương mình.
- Khác với Lý Bạch, xa quê nên nhìn cảnh nhớ quê, Hạ Tri Trương nhớ quê khi đang đứng trên mảnh đất quê hương.
Câu 2
- Hai câu đầu su dụng phép đối trong câu:
Thiếu tiểu li gia >< lão đại hồi, hương âm vô cải >< mấn mao tồi
Tuy có hơi chênh về lời song về ý rất chỉnh (thiếu tiểu: còn nhỏ >< lão: về già ; vô cải: không thay đổi >< tồi: chỉ sự thay đổi)
- Tác dụng: Thể hiện thể hiện tấm lòng luôn hướng về quê của con người đã gần đi hết cuộc đời, đồng thời khằng định hồn quê, tình quê hương sống mãi trong lòng thi nhân.
Câu 3 (trang 127 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
Phương thức diễn đạt toàn bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp vì thế xuất hiện cả yếu tố tự sự và miêu tả trong câu.
Câu 4 (trang 127 sgk Ngữ văn 7 Tập 1):
- Sự khác nhau về giọng điệu:
+ Hai câu trên giọng điệu ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.
+ Hai câu dưới: Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:
- Chỉ có nhi đồng xuất hiện tại tác giả xa quê đã lâu, không còn ai thân thiết ra tiếp đón.
- Tiếng cười, câu hỏi thơ ngây của bọn trẻ khiến nhà thơ cảm giác bơ vơ, lạc lõng, ngậm ngùi khi trở về quê, làm khách trên quê hương mình