Câu 1:
Tiêu đề bài thơ cho thấy tác giả sáng tác tình cờ theo ngẫu hứng lúc mới đặt chân đến quê, khác với hoàn cảnh xa quê trong bài thơ "Tĩnh Dạ Tứ" của Lí Bạch.
Câu 2:
Hai câu đầu sử dụng phép tiểu đối (đối trong cùng một câu): thiếu - lão (trẻ - già), tiểu - đại (nhỏ - lớn), li - hồi (đi xa - trở về), hương âm - mấn mao (giọng quê - tóc mai), vô cải - tồi (không đổi - rụng).
⇒ Phép đối thể hiện sự khác biệt khi trẻ, lúc già có nhiều sự thay đổi tuy nhiên tấm lòng luôn hướng về quê hương.
Câu 3:
Câu 1 là câu kể, câu 2 là câu tả. Phương thức diễn đạt toàn bài là biểu cảm nhưng là biểu cảm gián tiếp vì trong bài nói chung là có nhiều yếu tố miêu tả đặc biệt là rất nhiều yếu tố tự sự.
Câu 4:
- Hai câu trên: Giọng điệu miêu tả, tự sự và thoáng chút ngậm ngùi, tâm sự của người con xa quê lâu ngày nay mới được trở về.
- Hai câu dưới: Giọng điệu hóm hỉnh, bi hài:
+ Sự ngây thơ, hồn nhiên của trẻ thơ.
+ Hoàn cảnh trớ trêu, bị gọi là khách ngay trên quê nhà.
+ Cảm giác bơ vơ, lạc lọng khi trở về quê không còn người thân thích, quen biết, nỗi ngậm ngùi đau xót.
+ Câu hỏi hồn nhiên của các em nhỏ làm cho tác giả vừa vui, vừa buồn.