Hoàn cảnh ra đời của Nhớ rừng :
Nhớ rừng viết năm 1934 , in trong tập mấy vần thơ. Bài thơ ra đời khi đất nước chìm trong vòng nô lệ vì gót giày của thực dân Pháp . Khi đó , các phong trào đấu tranh nhanh chóng bị dập tắt , những thi sĩ , chiến sĩ đương mang trong mình tâm trạng u uất , ngột ngạt vì bất lực trước cảnh nước mất nhà không còn.
Hoàn cảnh ra đời của Ông đồ :
Vào những năm cuối thế kỉ XIX, hình ảnh các ông đồ với mực tàu, giấy đỏ đang dậm tô những nét chữ tươi tắn bên hè phố Hà Nội tấp nập người mua chữ đã in sâu vào tâm trí nhà thơ, cho đến đầu thế kỉ XX, những hình ảnh đẹp đẽ đó dần biến mất, ông đồ vẫn ở đó vào dịp Tết đến nhưng thay vào đó là sự thờ ơ, vô tâm của người đời. Năm 1936, Vũ Đình Liên sáng tác bài thơ Ông đồ, đăng lần đầu tiên trên báo Tinh Hoa.
Hoàn cảnh ra đời của Quê hương :
Bài thơ "Quê hương" của Tế Hanh được viết năm 1939, khi tác giả đang học tại Huế. Bài thơ được trích trong tập "Nghẹn ngào" (1939) và được in trong tập "Hoa niên" (1945).
Hoàn cảnh ra đời của khi con Tu Hú :
Tháng 4 -1939, trong khi đang làm nhiệm vụ cách mạng, Tố Hữu bị giặc bắt giam (khi đó ông mới chỉ có 19 tuổi), đến tháng 7-1939 khi giam tại nhà lao Thừa Thiên, ông đã sáng tác bài thơ này.
Hoàn cảnh ra đời của Tức cảnh Pác Bó :
Bài thơ được sáng tác vào tháng 2-1941, sau 30 năm Bác hoạt động tại nước ngoài, Bác lại trửo về lãnh đạo trực tiếp Cách mạng Việt Nam. Bác sống và làm việc trong hang Pác Bó ( Cao Bằng ) rồi sáng tác ra bài thơ.
Hoàn cảnh ra đời của Ngắm trăng :
Ngắm Trăng là bài thơ số 20 trong tập thơ Nhật Kí trong tù của Bác, sáng tác lúc Bác đang bị giam trong nhà tù Tưởng Giới Thạch tại Trung Quốc.
Hoàn cảnh ra đời của Đi đường :
Tháng 8-1942, Bác Hồ vượt biên giới sang Trung Quốc để liên hệ Cách mạng và các lực lượng ở Trung Quốc. Khi Bác đến thị trấn Túc Vinh thì bị Tưởng Giới Thạch phát hiện bắt giam. Từ màu thu 1942 đến mùa thu 1943, Bác đã sáng tác ra bài thơ này.
Hoàn cảnh ra đời của bài Chiếu dời đô :
Năm Canh Tuất niên hiệu Thuận Thiên thứ nhất (1010), Lý Công Uẩn viết chiếu dời đô để có ý định rời đô từ Hoa Lư sang thành Đại La.
Hoàn cảnh ra đời của Hịch tướng sĩ :
Bài hịch của Trần Hưng Đạo viết cuối thế kỷ 13 trước cuộc chiến tranh Nguyên Mông-Đại Việt lần 2.