Trường hợp nào sau đây không liên quan đến sự ngưng tụ?A.Lượng nước để trong chai đậy kín không bị giảm.B.Mưa.C.Tuyết tan.D.Nước đọng trong nắp vung của ấm đun nước, khi dùng ấm đun nước sôi rồi để nguội.
Câu nào sau đây nói về nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc là đúng?A.Bất cứ chất nào cũng đông đặc ở một nhiệt độ xác định, gọi là nhiệt độ nóng chảy của chất đó.B.Một chất đã đông đặc ở một nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác cao hơn. C.Một chất đã đông đặc ở một nhiệt độ xác định, thì phải nóng chảy ở một nhiệt độ khác thấp hơn.D.Nhiệt độ nóng chảy của một chất luôn bằng nhiệt độ đông đặc của chất đó.
Câu phát biểu nào sau đây là sai?A.Đông đặc và nóng chảy là hai quá trình ngược nhau.B.Một chất nóng chảy ở nhiệt độ nào thì cũng đông đặc ở nhiệt độ ấy.C.Trong khi đang nóng chảy hoặc đông đặc, thì nhiệt độ của nhiều chất không thay đổi.D.Cả ba câu trên đều sai.
Đun nóng băng phiến, người ta thấy nhiệt độ của băng phiến tăng dần.Khi tăng tới 80°C thì nhiệt độ của băng phiến dừng lại không tăng, mặc dù vẫn tiếp tục đun. Hỏi khi đó băng phiến tổn tại ở thế nào?A.Chỉ có thể ở thể lòng. B.Chỉ có thể ở thể rắn.C.Chỉ có thể ở thể hơi. D.Có thể ở cả thể rắn và lỏng.
Trong thời gian sắt đông đặc, nhiệt độ của nóA.không ngừng tăng. B.không ngừng giảm.C.mới đầu tăng, sau giảm. D.không đổi.
Trường hợp nào sau đây liên quan tới sự nóng chảy?A.Sương đọng trên lá cây.B.Khăn ướt sẽ khô khi được phơi ra nắngC.Đun nước đổ đầy ấm, nước có thể tràn ra ngoài.D.Cục nước đá bỏ từ tủ đá ra ngoài, sau một thời gian, tan thành nước.
Xét một dây dẫn đồng chất khối lượng phân bố đều. Nếu chiều dài dây tăng gấp 4 lần và tiết diện giảm đi 2 lần thì điện trở của dây dẫnA.tăng gấp 3 lần B.giảm đi 3 lầnC. tăng gấp 8 lần D.không thay đổi
Công thức tính điện năng tiêu thụ của một đoạn mạch là:A.A = P/t B.A = UI/t C.A = UIR D.A = UIt
Trong các câu so sánh nhiệt độ nóng chảy và nhiệt độ đông đặc của nước dưới đây, câu nào đúng?A.Nhiệt độ nóng chảy cao hơn nhiệt độ đông đặc.B.Nhiệt độ nóng chảy thấp han nhiệt độ đông đặcC.Nhiệt độ nóng chảy có thể cao hơn, cũng có thế thấp hơn nhiệt độ đông đặc.D.Nhiệt độ nóng chảy bằng nhiệt độ đông đặc.
Nếu đồng thời tăng điện trở dây dẫn, cường độ dòng điện và thời gian dòng điện chạy qua dây dẫn 2 lần thì nhiệt lượng tỏa ra trên dây dẫn sẽ tăngA.16 lần B.8 lần C.12 lần D.4 lần
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến