1. Văn hóa thời phong kiến ở phương Đông và phương Tây phát triển rất đa dạng với những bản sắc riêng.
-Văn hóa phương Đông:
+ Chịu sự chi phối của các hêh tư tưởng và tôn giáo.
+ Ở Trung Quốc, Nho giáo giữ vai trò quan trọng; Phật giáo thịnh hành nhất vào thời Đường, Tống. Nhiều chùa chiền, thành quách, tượng phật sinh động,... còn được lưu giữ đến ngày nay.Văn học là một trong những lĩnh vực nổi bật nhất với các tác giả nổi tiếng như Lý Bạch, Đỗ Phủ (thơ Đường), La Quán Trung, Thi Nại Am, Tào Tuyết Cần (tiểu thuyết),-.
+ Ấn Độ là một trong những trung tâm văn minh của nhân loại, chịu sự ảnh hưởng sâu sắc của tôn giáo.
Văn hóa Ấn Độ có ảnh hưởng nhất định đến các nước xung quanh.
-Văn hóa phương Tây:
+ Chịu sự chi phối sâu sắc của nhà thờ và giáo lí đạo Ki-tô.
+ Từ thế kỉ XI, sự xuất hiện của thành thị trung đại đã tạo điều kiện cho văn hóa châu Âu phát triển mạnh ở giai đoạn sau.
+ Văn hóa Phục Hưng (thế kỉ XIV-XVII) là đỉnh cao của văn hóa châu Âu thời kì hậu trung đại.
+ Những tòa lâu đài và thành quách được xây dựng ở các quốc gia Tây Âu thời phong kiến cũng góp phần làm đa dạng nền văn hóa thế giới.
2. -Lý Bạch có những tác phẩm nổi tiếng như:
+ An vũ châu
+ Đảo y thiên
+ Bạch lộ tư
+ Đối tửu kỳ
+ Bi ca hành
+ Độc bất kiến
- Lê-ô-na đơ Vanh-xi có những tác phẩm nổi tiếng như:
+ Người Vitruvius
+ Bữa ăn tối cuối cùng
+ Mona Lisa
+ Thánh mẫu Benois