Bài 1 : Sự hình thành và phát triển của xã hội phong kiến ở châu âu
Hình Thành
- Cuối thế kỉ V, các quốc gia cổ đại phương Tây đã bị các bộ tộc người Giéc-man từ phương Bắc tràn xuống xâm chiếm, tiêu diệt.
* Người Giéc Manh vào đế quốc La Mã đã:
- Phá bỏ bộ máy nhà nước Rô ma.
- Chia ruộng đất của chủ nô cho quý tộc và tướng lĩnh, họ có quyền lợi, giàu có đó là lãnh chúa phong kiến.
- Nô lệ và nông dân trở thành nông nô, họ lệ thuộc vào lãnh chúa.
- Quan hệ sản xuất phong kiến hình thành ở Châu Âu.
* Xã hội phong kiến Châu Âu hình thành:
- Lãnh chúa phong kiến: là người có ruộng đất, tước vị, giàu có, quyền thế
- Nông nô: xuất thân từ nô lệ và nông dân, cuộc sống bị phụ thuộc vào lãnh chúa.
Phát triển
Sự xuất hiện các thành thị trung đại
- Cuối thế kỉ XI, kinh tế thủ công nghiệp phát triển dẫn đến nhu cầu trao đổi và buôn bán hàng hoá, nhiều thành thị trung đại ra đời.
- Tổ chức của thành thị: phố xá cửa hàng, các phường hội và thương hội.
- Sống trong thành thị gồm thợ thủ công, thương nhân.
- Thành thị thúc đẩy nền kinh tế hàng hóa, xã hội phong kiến châu Âu phát triển.