1) Động vật ăn thịt: thức ăn (thịt) mềm, giàu chất dinh dưỡng - Răng: sắc nhọn, dùng để cắn, xé thức ăn. Do thức ăn đã mềm nên chúng không cần phải nhai mà chỉ cần nuốt - Dạ dạy đơn to - Ruột non dài nhưng ngắn hơn động vật ăn thực vật - Manh tràng không phát triển, không có tác dụng cho việc tiêu hóa - Không có tiêu hóa sinh học
2) Động vật ăn thực vật: thức ăn là thực vật, nghèo chất dinh dưỡng, khó tiêu - Răng: có nhiều gờ cứng, có tấm sừng để giữ và giật cỏ - Đối với động vật nhai lại (trâu bò): + Có 4 dạ dày: dạ cỏ, dạ tổ ong, dạ lá sách, dạ múi khế + Có hệ thống vi sinh vật sống trong dạ cỏ, các vi sinh vật này tiết ra enzim xenlulaza để phân giải thành xenlulozơ có trong thực vật - Đối với động vật ăn thực vật khác: thỏ + Manh tràng rất phát triển, có hệ thống vi sinh vật sống trong đó để tiêu hóa xenlulozơ + Ruột non rất dài => Động vật ăn thực vật có quá trình tiêu hóa sinh học; còn ở động vật ăn thịt không có