Sự kiện nào được coi như là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản? A. Học thuyết Kaiphu. B. Học thuyết Miyadaoa. C. Học thuyết Phucưđa. D. Học thuyết Hasimôtô
Đáp án đúng: C Năm 1977, sự ra đời học thuyết Phucưđa được coi là mốc đánh dấu sự “trở về” châu Á của Nhật Bản. Trong học thuyết của mình, Phucưđa. đã nhấn mạnh đến ba trụ cột trên cả hai phương diện kinh tế lẫn chính trị: “Thứ nhất, Nhật Bản một quốc gia tôn trọng hòa bình, không chấp nhận vai trò của một cường quốc quân sự và trên cơ sở đó, quyết tâm đóng góp vào hòa bình và thịnh vượng của Đông Nam Á và thế giới. Thứ hai, Nhật Bản là một người bạn thật sự của các nước Đông Nam Á, sẽ làm hết sức mình để củng cố mối quan hệ cùng tin cậy lẫn nhau dựa trên sự hiểu biết thành thật với những nước này, trong nhiều lĩnh vực rộng lớn bao gồm không chỉ chính trị và kinh tế mà cả xã hội và văn hóa. Thứ ba, Nhật Bản sẽ là một bạn hàng bình đẳng của ASEAN và các nước thành viên của nó và sẽ hợp tác tích cực với những nước này để tăng cường tình đoàn kết và sức phát triển của họ cùng với các quốc gia khác có suy nghĩ tương tự ở ngoài khu vực, để thúc đẩy mối quan hệ dựa trên sự hiểu biết lẫn nhau với các quốc gia Đông Dương và do vậy sẽ đóng góp vào việc xây dựng hòa bình và thịnh vượng trên toàn khu vực Đông Nam Á”.