Hỗn hợp T gồm etylmetylamin, trimetylamin và hexametylenđiamin. Để tác dụng hoàn toàn với m gam T cần vừa đủ 100 ml dung dịch HCl 0,5M. Đốt cháy hoàn toàn m gam T bằng oxi rồi dẫn toàn bộ sản phẩm cháy vào bình đựng dung dịch nước vôi trong dư, thu được a gam kết tủa. Giá trị của a làA.12.B.20.C.10.D.15.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp Z gồm hai amin nằm kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng của metylamin bằng khí oxi dư thu được CO2 và H2O với tỉ lệ mol tương ứng là 5:7. Phần trăm về khối lượng của amin có phân tử khối nhỏ hơn trong hỗn hợp Z làA.69,59%.B.44,70%.C.43,27%.D.21,22%.
Đốt cháy hoàn toàn hỗn hợp T gồm 2 amin (no, đơn chức, mạch hở, kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng) cần 3,36 lít khí oxi (đktc) thu được 1,68 lít CO2 (đktc). Công thức phân tử của 2 amin làA.C2H5NH2 và C3H7NH2.B.CH3NH2 và C2H5NH2.C.C4H9NH2 và C5H11NH2.D.C3H7NH2 và C4H9NH2.
Đốt cháy hoàn toàn m gam hỗn hợp X gồm các amin thuộc dãy đồng đẳng của vinylamin thu được 41,8 gam CO2 và 18,9 gam nước. Giá trị của m làA.16,7.B.17,1.C.16,3.D.15,9.
Đốt cháy hoàn toàn amin X (no, đơn chức, mạch hở) bằng O2, thu được 2,688 lít CO2 và 0,336 lít N2 (các thể tích đo ở đktc). Công thức phân tử của X làA.C3H7N.B.C3H9N.C.C4H11N.D.C4H9N.
Đốt cháy hết m gam hỗn hợp amin X gồm 2 amin, no, đơn chức, mạch hở thu được a gam nước, V lít CO2 (đktc). Mối liên hệ giữa m, a, V làA.m = 17a/27 + 5V/42.B.m = 7a/27 + 5V/42.C.m = 17a/27 + V/42.D.m = 17a/27 + 5V/32.
Hỗn hợp X gồm một amin no, đơn chức, mạch hở Y và một amin no, hai chức, mạch hở Z (Y và Z có cùng số nguyên tử cacbon; số mol của Y nhiều hơn số mol của Z). Đốt cháy hoàn toàn m gam X sinh ra 9,24 gam CO2. Trung hòa m gam X cần vừa đủ 500 ml dung dịch HCl 0,2M. Giá trị m làA.5,78.B.5,42.C.4,58.D.4,92.
Hỗn hợp E chứa 3 amin no, đơn chức, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn m gam E cần 0,255 mol O2. Sản phẩm cháy thu được có chứa 0,03 mol N2. Nếu cho lượng E trên tác dụng hết với HNO3 dư thì khối lượng muối thu được làA.5,17.B.6,76.C.5,71.D.6,48.
Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài giao phối có quan hệ thân thuộc?A.tiêu chuẩn hoá sinh.B.tiêu chuẩn hình thái. C.tiêu chuẩn hình thái và hoá sinhD. tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Tiêu chuẩn hay nhóm tiêu chuẩn nào được dùng thông dụng để phân biệt hai loài vi khuẩn có quan hệ thân thuộc?A.tiêu chuẩn hoá sinh.B. tiêu chuẩn hình thái.C.tiêu chuẩn hình thái và hoá sinhD.tiêu chuẩn cách li sinh sản.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến