Sục 11,2 lít H2S ở (đktc) vào V lít dung dịch hỗn hợp NaOH 1M và KOH 1M, đến phản ứng hoàn toàn thu được dung dịch X. Cô cạn X thu được 25,6 gam chất rắn khan. Giá trị của V gần nhất với giá trị nào sau đây:
A. 0,5 B. 0,1 C. 0,25 D. 0,4
nNaOH = nKOH = V
—> Bazơ trung bình ROH (2V mol) với R = (23 + 39)/2 = 31
nH2S = 0,5
Nếu sản phẩm là RHS (0,5) —> mRHS = 32
Nếu sản phẩm là R2S (0,5) —> mR2S = 47
Do 25,6 < 32 nên sản phẩm chỉ có RHS (2V), H2S còn dư
—> nRHS = 2V = 25,6/64
—> V = 0,2 lít
Thủy phân 0,1 mol saccarozơ trong môi trường axit (hiệu suất 80%), thu được dung dịch X. Trung hòa dung dịch X, thu được dung dịch Y. Cho dung dịch Y tác dụng hoàn toàn với lượng dư dung dịch AgNO3 trong NH3, khối lượng Ag thu được là
A. 34,56 gam. B. 21,60 gam.
C. 17,28 gam. D. 43,20 gam.
Cho 28,4 gam P2O5 tác dụng với 500 ml dung dịch KOH 2M. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, cô cạn dung dịch thu được m gam muối khan. Giá trị của m là
A. 75,5. B. 77,2. C. 78,2. D. 76,7.
X, Y, Z là ba este đều hai chức, mạch hở, đều được tạo thành từ các axit cacboxylic chỉ có nhóm -COOH và ancol (trong đó X, Y đều no; Z không no, chứa một nối đôi C=C). Đun 24,16 gam hỗn hợp E chứa X, Y, Z với 120 gam dung dịch NaOH 12% (vừa đủ), thu được hỗn hợp chứa hai muối và hỗn hợp F gồm hai ancol đều đơn chức, hơn kém nhau một nguyên tử cacbon. Đun F với CuO thu được hỗn hợp gồm hai anđehit, rồi cho tác dụng với dung dịch AgNO3/NH3 (dư) thu được 142,56 gam Ag. Mặt khác đốt cháy 24,16 gam E cần dùng 0,92 mol O2. Phần trăm khối lượng của Z trong hỗn hợp E là
A. 47,68%. B. 52,13%. C. 35,76%. D. 39,24%.
Clo hóa ankan X thu được hỗn hợp sản phẩm thế, trong đó có một sản phẩm chứa 55,906% clo về khối lượng. Công thức phân tử của X là
A. CH4. B. C4H10. C. C2H6. D. C3H8.
Hòa tan hết 20,08 gam hỗn hợp rắn X gồm Mg và Fe3O4 trong 300 gam dung dịch HNO3 29,4%. Sau khi kết thúc phản ứng, thấy thoát ra 4,12 gam hỗn hợp khí Y gồm NO, N2O và 0,02 mol N2; đồng thời thu được dung dịch Z, trong đó nồng độ phần trăm của Mg(NO3)2 là 21,078%. Cho dung dịch chứa 1,24 mol NaOH vào dung dịch Z, lọc bỏ kết tủa, cô cạn dung dịch nước lọc, sau đó đem nung đến khối lượng không đổi thu được 84,4 gam rắn khan. Tỉ khối hơi của Y so với He bằng a. Giá trị gần nhất của a là
A. 9,4. B. 8,3. C. 8,5. D. 9,2.
Hỗn hợp X gồm 2 este no, đơn chức mạch hở và 2 amin no, mạch hở, trong đó có 1 amin đơn chức và 1 amin hai chức (hai amin có số mol bằng nhau). Cho m gam X tác dụng vừa đủ với 200 ml dung dịch KOH 1,0M. Mặt khác, đốt cháy hoàn toàn m gam X cần dùng 1,20 mol O2, thu được CO2, H2O và 0,12 mol N2. Giá trị của m là
A. 24,58. B. 20,19. C. 25,14. D. 22,08.
Hòa tan hoàn toàn hai chất rắn X, Y (có số mol bằng nhau) thu được dung dịch Z. Thực hiện các thí nghiệm sau với dung dịch Z: + Thí nghiệm 1: cho tác dụng với dung dịch NaOH dư thì thu được n1 mol kết tủa + Thí nghiệm 2: cho tác dụng với dung dịch AgNO3 dư thì thu được n2 mol kết tủa Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn và n2 =1,5n1. Hai chất X, Y lần lượt là
A. FeCl3, Fe(NO3)2. B. AlCl3, Fe(NO3)2.
C. FeCl2, CuCl2. D. Cu(NO3)2, FeCl2
Tiến hành thí nghiệm điều chế isoamyl axetat theo các bước sau đây: Bước 1: Cho 1 ml CH3CH(CH3)CH2CH2OH, 1 ml CH3COOH và vài giọt dung dịch H2SO4 đặc vào ống nghiệm. Bước 2: Lắc đều ống nghiệm, đun cách thủy (trong nồi nước nóng) khoảng 5 – 6 phút ở 65 – 70°C. Bước 3: Làm lạnh, sau đó rót 2 ml dung dịch NaCl bão hòa vào ống nghiệm. Cho các phát biểu sau đây (1) H2SO4 đặc chỉ có vai trò làm chất xúc tác cho phản ứng. (2) Mục đích chính của việc thêm dung dịch NaCl bão hòa là để tránh phân hủy sản phẩm. (3) Sau bước 2, trong ống nghiệm vẫn còn CH3CH(CH3)CH2CH2OH và CH3COOH. (4) Sau bước 3, chất lỏng trong ống nghiệm trở thành đồng nhất. (5) Este điều chế được có mùi của quả chuối chín. Số các phát biểu đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Hoà tan hết hỗn hợp kim loại Mg, Al, Zn trong HNO3 vừa đủ được dung dịch X không có khí thoát ra. Cô cạn X được m gam muối khan (trong đó oxi chiếm 61,364% khối lượng). Nung m gam muối đó đến khối lượng không đổi được 19,2 gam chất rắn. Giá trị của m gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 65 B. 70 C. 75 D. 80
Hỗn hợp X gồm hai amin no, đơn chức, mạch hở, có tỉ khối so với H2 là 18,5. Hỗn hợp Y gồm glyxin, valin, axit glutamic và lysin, Đốt cháy hoàn toàn 0,52 mol hỗn hợp Z gồm X và Y (tỉ lệ khối lượng tương ấy 1:3). Mặt khác, cho 10,36 gam Z tác dụng với dung dịch HCl dư, cô cạn dung dịch sau phản ứng, thu được 16,2 gam muối. Phần trăm khối lượng của glyxin trong Z có giá trị gần nhất với giá trị nào sau đây?
A. 5 B. 7 C. 9 D. 11
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến