Sục từ từ 10,08 lít CO2 ở đktc vào dung dịch chứa 0,2 mol Ca(OH)2 và a mol KOH, sau khi phản ứng hoàn toàn, lọc bỏ kết tủa, lấy dung dịch nước lọc đun nóng lại thu được 5 gam kết tủa. Tính a
A. 0,2 mol. B. 0,05 mol. C. 0,15 mol. D. 0,1 mol
nCO2 = 0,45
Đun nóng nước lọc thu được 0,05 mol CaCO3:
Ca(HCO3)2 —> CaCO3 + CO2 + H2O
—> Các sản phẩm phản ứng bao gồm Ca(HCO3)2 (0,05), CaCO3 (0,2 – 0,05 = 0,15), KHCO3 (a)
Bảo toàn C —> a + 0,15 + 0,05.2 = 0,45
—> a = 0,2
Thầy ơi, nếu qui hh sau còn CO32- và HCO3-(0.05) thì tại sao bảo toàn C (nCO32-=nCO2 – nHCO3-) ra số mol CO32- sai vậy thầy?
anh neo cho em hỏi tại sao có tạo ra caco3 mà ko tạo ra k2co3 ạ
Ad ơi cái mol caco3 là 0,15 là sao ạ
voi ca sao biết có khco3 ạ
Khử hoàn toàn 12 gam hỗn hợp gồm sắt và các oxit sắt bằng CO vừa đủ thu được rắn X và khí Y. Cho X vào 500 ml dung dịch AgNO3 1M sau khi kết thúc phản ứng thu được 51,84 gam chất rắn. Hấp thụ hết Y vào V lít dung dịch gồm Ba(OH)2 0,4M và NaOH 0,2M thì xuất hiện 11,82 gam chất rắn. Đun nóng dung dịch thu được thêm kết tủa. Tìm V
Cho m gam hỗn hợp X gồm K, Ca tan hết trong dung dịch Y chứa 0,12 mol NaHCO3 và 0,05 mol CaCl2, sau phản ứng thu được 8 gam kết tủa và thoát ra 1,12 lít khí (ở đktc). Giá trị của m là ?
A. 2,32. B. 3,15. C. 2,76. D. 1,98.
Cho các chất sau: caprolactam, phenol, stiren, toluen, metyl metacrylat, isopren. Số chất có khả năng tham gia phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 6. C. 3. D. 4.
Cho 0,06 mol hỗn hợp 2 este đơn chức X và Y phản ứng vừa đủ với dung dịch NaOH thu được hỗn hợp các chất hữu cơ Z. Đốt cháy hoàn toàn Z thu được 0,145 mol CO2 và 0,035 mol Na2CO3. Nếu làm bay hơi hỗn hợp Z thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 3,84. B. 5,76. C. 5,38. D. 4,56.
Điện phân hỗn hợp NaCl và 0,125 mol CuSO4 bằng dòng điện một chiều có cường độ 2A (với điện cực trơ, có màng ngăn). Sau thời gian t giây thì ngừng điện phân, thu được hỗn hợp khí ở 2 điện cực có tổng thể tích là 5,88 lít (ở đktc) và dung dịch X. Dung dịch X hòa tan được tối đa 5,1 gam Al2O3. Biết hiệu suất của quá trình điện phân là 100%, các khí sinh ra không tan trong dung dịch. Giá trị của t là
A. 19300. B. 24125. C. 17370. D. 9650.
Cho dãy các polime gồm: tơ tằm, tơ capron, nilon–6,6, tơ nitron, poli(metyl metacrylat), poli(vinyl clorua), cao su buna, tơ axetat, poli(etilen terephtalat). Số polime được tổng hợp từ phản ứng trùng hợp là
A. 5. B. 4. C. 7. D. 6.
Nung hỗn hợp Al, Fe3O4, Cu ở nhiệt độ cao, thu được hỗn hợp rắn X. Cho X vào dung dịch NaOH dư, thu được chất rắn Y và khí H2. Cho Y vào dung dịch AgNO3 thu được chất rắn Z và dung dịch E chứa 3 muối. Cho dung dịch HCl vào E, thu được khí NO. Biết các phản ứng xảy ra hoàn toàn. Thành phần các chất trong E là
A. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Al(NO3)3.
B. Cu(NO3)2, Fe(NO3)3, AgNO3.
C. Cu(NO3)2, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
D. Al(NO3)3, Fe(NO3)2, Fe(NO3)3.
Thủy phân hoàn toàn chất béo X trong môi trường axit, thu được glixerol và hỗn hợp hai axit béo gồm axit oleic và axit linoleic. Đốt cháy m gam X cần vừa đủ 35,392 lít O2 (đktc), thu được 50,16 gam CO2. Mặt khác, m gam X tác dụng tối đa với V ml dung dịch Br2 1M. Gía trị của V là
A. 80. B. 120. C. 100. D. 160.
Cho dung dịch A chứa KOH 1M và Ba(OH)2 0,5M; dung dịch B chứa AlCl3 1M và Al2(SO4)3 0,5M. – Cho V1 lít dung dịch A vào V2 lít dung dịch B thu được 53,92 gam kết tủa. – Cho dung dịch BaCl2 dư vào V2 lít dung dịch B thu được 69,9 gam kết tủa. Tỉ lệ V1: V2 là
A. 4,51 hoặc 1,60. B. 4,51 hoặc 0,99.
C. 1,60. D. 0,99.
Đun nóng 0,1 mol hỗn hợp M gồm hai peptit mạch hở X, Y (X ít hớn Y một liên kết peptit) với dung dịch NaOH vừa đủ, thu được dung dịch chứa 0,38 mol muối của A và 0,18 mol muối của B (A, B là hai amino axit đều no, hở, có 1 nhóm COOH và 1 nhóm 1 NH2; MA < MB). Mặt khác,đốt cháy hoàn toàn 10,32 gam M cần vừa đủ 0,5175 mol O2. Phân tử khối của Y là
A. 303. B. 387. C. 359. D. 402.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến