Ba thành phần chính của da bao gồm lớp biểu bì, lớp mỡ và lớp hạ bì.
Nhìn vào hình ở trên bạn có thể thấy các dây thần kinh nằm dọc ở lớp hạ bì vươn ra lớp mỡ một phần có chức năng gửi tín hiệu về bộ não khi da bị kích thích. Ví dụ bạn véo lên da thì bạn sẽ cảm thấy đau ở chỗ da đó hay khi có con vật nhỏ bò lên da, tín hiệu sẽ được gửi về bộ não làm cho vùng da đó cảm giác nhột nhột, mục đích để cảnh báo với bạn có thể có mối nguy hiểm tiềm tàng ở vùng da đó.
Cho nên sẽ có hai trường hợp khi da bạn bị thương, một là vết thương nông chỉ ảnh hưởng trên lớp biểu bì, vì lớp biểu bì không các dây thần kinh vươn tới nên bạn sẽ cảm thấy không bị đau, vết thương sẽ lành nhanh chóng do các lớp bên dưới đảm nhiệm do đó không để lại sẹo.
Trường hợp thứ hai, da bạn bị tổn thương sâu, xung quanh vết thương sẽ bắt đầu quá trình nảy sinh các mô mới để lắp đầy lại vết thương. Trong quá trình lắp đầy, các tế bào mô sinh trưởng gây chèn ép lên nhau và chèn ép lên các mạch máu và dây thần kinh xung quanh, tín hiệu được truyền đến não, gây cảm giác ngứa ngáy.
Cho nên, đó là dấu hiệu vết thương sắp lành lại cũng đúng một phần, bởi vì bạn phải dựa trên bề mặt vết thương mới xác định được, nếu vết thương càng trở nên lở loét và ngứa thì chứng tỏ vết thương đã bị nhiễm trùng chứ không còn là trường hợp phục hồi như trên nữa.