3
Lý do thứ 1
Lá cây giữ chức năng hô hấp, cũng như quang hợp thường xuyên, bên cạnh đó lá cây còn để cây thoát hơi nước. Vào mùa thu và mùa đông, lượng nước mưa ít, điều này dẫn đến lượng nước dự trữ trong cây không thể đủ để cung cấp cho toàn bộ cây, cũng như cung cấp cho lá thoát hơi nước. Đồng thời sang thu, nhiệt độ hạ thấp, hoạt động hô hấp của rễ vì thế mà yếu đi, cùng với không khí lại khô hanh, dẫn đến khả năng hạn chế thoát hơi nước mặt lá cũng kém.
Cây rụng lá để hạn chế lượng nước thoát ra
Vả lại, tổng bề mặt diện tích lá trên cây khá lớn, nếu cứ để lá thoát hơi nước như vậy thì cây sẽ hết dần lượng nước dự trữ để sóng trong mùa đông và chết. Quy luật tất yếu là buộc phải để lá rụng hết trong mùa thu và mùa đông thì cây mới còn nước để sống tiếp.
Lý do thứ 2
Không chỉ ở vùng nhiệt đới, mùa đông không có đủ nước để nuôi cây, mà đối với các vùng ôn hới và hàn đới. Mưa tuyết dày đặc trên các tán lá sẽ làm cây phải chịu sức nặng khá lớn của tuyết. Một số cành có thể gục gãy, hoặc quá lạnh do phải chịu đựng băng tuyết. Nên để thích nghi mới điều kiện, bề mặt lá cây phải hạn chế hết mức để không thể chứa băng tuyết đọng trên thân cây. Bởi vậy cởi bỏ lớp lá cây là cách cây cối bảo vệ mình trước sự khắc nghiệt của thiên nhiên.
Lý do thứ 3
Lá cây rụng vào mùa đồng là để cây xanh loại bớt các muối khoáng dư thừa đã được tích tụ suốt mùa hè. Nước tích cực bay hơi từ lá cây. Đồng thời rễ cây hút nước liên tục để thế lượng nước vào chỗ lá cây thoát ra, đây chính là các muối khoáng hòa tan. Một phần muối giữ lại để nuối cây, phần còn lại dược tích trữ trong các tết bào lá cây. Muối khoáng tồn đọng lâu ngày làm gián đoạn hoạt động của lá. Như kiểu thoái hóa, lá gì thì rụng khỏi cây, một sự thay thế lá mới, duy trì sự sống mới cho thực vật.