* Đặc điểm về tổ chức cơ quan sinh dục của phụ nữ: Cấu tạo giải phẫu cơ quan sinh dục nữ nằm sâu và là cơ quan duy nhất thông thương với bên ngoài (qua lỗ âm đạo) vào trong ổ bụng (qua lỗ vòi trứng) do vậy bệnh không phát hiện kịp thời; diện tích bề mặt của âm hộ, âm hộ lớn nên dễ tiếp xúc với mầm bệnh; lỗ niệu đạo, âm đạo và hậu môn rất gần nhau nên nước tiểu, phân, giun sán dễ xâm nhập vào âm hộ, âm đạo. Thêm nữa, âm hộ, âm đạo có nhiều nếp da gấp lại tạo những khe kẽ dễ lắng đọng các chất tiết, do đó thuận lợi cho vi khuẩn ẩn nấp, phát triển và khó điều trị. Ngoài ra do chức năng sinh lý nên vùng âm đạo, âm hộ có nhiều tuyến luôn tiết dịch nên luôn ẩm ướt, điều kiện tốt cho vi khuẩn gây bệnh phát triển.
- Hàng tháng phụ nữ hành kinh, máu kinh là môi trường tốt cho vi khuẩn phát triển.
- Chức năng của người phụ nữ là mang thai, sinh sản nên thường dễ bị viêm nhiễm hơn nam giới.
*Biện pháp hạn chế:
- Luôn vệ sinh bộ phận sinh dục
- Ăn uống điều độ
- Mặc đồ không quá bó sát
- Không nên tắm rửa, bơi ở những nơi có nguồn nước không đảm bảo vệ sinh
- Nên chú ý thời kỳ kinh nguyệt, luôn thay băng vệ sinh thường xuyên