Tại sao khi nhai cơm có vị ngọt ?
- Cơm chứa một lượng lớn tinh bột, khi ăn cơm trong tuyến nước bọt của người có các enzim.
Khi nhai kỹ cơm trong nước bọt sẽ xảy ra sự thủy phân một phần tinh bột thành mantozơ và glucozơ nên có vị ngọt.
Câu thành ngữ :"Nhai kĩ no lâu" có ý nghĩa gì về mặt sinh học và khuyên chúng ta điều gì
- Về mặt sinh học: khi nhai kĩ, thức ăn được nghiền nát thành những mảnh nhỏ, sẽ dễ thấm dịch vị và enzyme, dẫn tới hiệu quả tiêu hóa thức ăn cao, bổ sung nhiều năng lượng cho cơ thể nên no được lâu. Ngoài ra, thức ăn được nghiền nhỏ ở miệng sẽ góp phần giảm gánh nặng cho dạ dày, cơ thể đỡ tiêu tốn năng lượng cho hoạt động tiêu hóa cơ học ở dạ dày.
- Nhai kỹ no lâu là hiện tượng thức ăn khi được vài miệng lúc ăn,cơ thể chúng ta sẽ tiết ra một loại enzim (nước bọt),tiêu hoá thức ăn trước khi đi xuống dạ dày
- Nhai kỹ khiến cho dễ phân hủy các chất tinh bột ->glucozo, dễ hấp thụ tại ruột non, khi thức ăn dc vận chuyển xuống dạ dày thì dạ dày lại tiết ra một chất enzim nữa,tạo cho ta một cảm giác đói,muốn ăn. Ăn lâu thì dạ dày không tiết chất enzim này nữa, khiến cho ta có cảm giác no,đầy bụng->no lâu.
- Câu thành ngữ khuyên chúng ta: Nên nhai kĩ khi ăn thì sẽ tốt cho dạ dày vì dạ dày có sức chứa hạn chế nên nếu nhai trệu trạo, nuốt vội vàng thì rất dễ đầy dạ dày, tạo cảm giác chóng no , nhưng thực ra thì lượng dinh dưỡng lại ít, gây ra sự thiếu hụt nhanh dưỡng chất để nuôi cơ thể. Thêm nữa, nhai kĩ, thức ăn sẽ được dịch vị tiết ra thấm vào, quá trình lên men, hấp thụ diễn ra rất tốt, nên sẽ "no lâu" hơn thôi, kể cả lượng thức ăn như nhau thì người ăn chậm, ăn lâu, nhai kĩ sẽ no lâu hơn người ăn nhanh.