1. Tại nghề này không có hứa hẹn tương lai ổn định, chắc chắn, hào quang thì ít, cạm bẫy quá nhiều. Những gì người ta nói về đam mê thực sự quá xa vời. Đam mê mà không làm ra tiền, không ai nhớ mặt gọi tên thì cũng thua hết đôi ba scandal hiện tượng.
2/
Âm nhạc được xem như món ăn tinh thần không thể thiếu trong đời sống tinh thần của con người. Âm nhạc là sợi dây gắn kết giữa con người với con người, nó giúp họ giao lưu, giải sầu.
Bản thân âm nhạc muôn màu muôn vẻ nên nó làm cho cuộc sống tinh thần phong phú hơn. Có loại nhạc đơn thuần vui chơi giải trí , giúp ta giải tỏa những căng thẳng, muộn phiền; có loại nhạc cổ vũ khích lệ tinh thần, rất thích hợp với người chơi thể thao hoặc người lính ra trận; có loại nhạc chữa bệnh, khơi gợi ký ức trong người mất trí nhớ, xoa dịu nỗi cô đơn ở người trầm cảm, cải thiện khả năng giao tiếp cộng đồng cho người tự kỷ...
3/ Việc ca hát cho tương lai sau này sẽ giúp đời sống con người phong phú hơn , thêm gắn kết với bạn bè . Các bài hát mang nhiều ý nghĩa tới mọi người , truyền đạt cái hay cái tốt
Về mặt tiêu cực :
Âm nhạc gây ra nhiều thiệt hại cho trẻ em
Theo một nghiên cứu gần đây của McMaster sở tâm lý học khoa học thần kinh và hành vi ở Canada - một tỷ lệ ngày càng tăng của thanh thiếu niên đang tham gia vào " thói quen lắng nghe nguy hiểm "- một phần lớn do xu hướng phát triển của chúng ra thế giới bên ngoài thông qua earbuds .Nhiều trẻ em trên thế giới được khảo sát cho các nghiên cứu đã trải qua những triệu chứng khởi phát đầu ù tai, một mãn tính và không ngớt ù tai, mà thường không xuất hiện ở người lớn cho đến khi độ tuổi 50. Mặc dù chứng ù tai có thể tạm thời (như sau khi một buổi hòa nhạc đặc biệt lớn) là loại được đi kèm với sự nhạy cảm với tiếng ồn lớn. Theo báo cáo của nhiều nhà nghiên cứu, đây là một dấu hiệu tổn thương thần kinh thính giác và do đó có khả năng thiệt hại thính giác khi xuống đường.Vì vậy không nên cho trẻ em nghe nhạc quá nhiều khi đang ở tuổi lớn.
Bài hát buồn có thể làm tăng sự lo lắng cho con người
Các nhà nghiên cứu Phần Lan rất quan tâm đến các hiệu ứng của âm nhạc trên não bộ và đã tiến hành nhiều nghiên cứu trong vài thập kỷ hiển thị tương đối chắc chắn cảm xúc có thể được quy định một cách hiệu quả với việc sử dụng âm nhạc trị liệu. Một nghiên cứu năm 2015 : muốn hiểu rõ hơn nếu nghe nhạc của riêng bạn có thể là một hình thức của " tự quy định" và trong một bummer hoàn chỉnh của việc tìm kiếm nó kết luận rằng nghe nhạc buồn thời gian tất cả có thể thực sự có một tác động tiêu cực trên tinh thần sức khỏe. Họ đi đến kết luận này bằng cách nêu ra các đối tượng khác nhau trong khi đang thử nghiệm MRI ,kiểm tra các khu vực của não đã được kích hoạt bởi tín hiệu nào và sau đó mới thử nghiệm tâm lý. Một nghiên cứu khác nhau do nhiều người cùng một nhà nghiên cứu tập trung cụ thể vào lời và so sánh các phản ứng của đối tượng hạnh phúc với âm thanh buồn và không có lời .Việc tìm kiếm của họ đặt ra kết luận đơn giản: âm thanh hạnh phúc làm cho bạn hạnh phúc, âm nhạc buồn làm cho bạn buồn bã và lo sợ , lời nhạc buồn thậm chí làm cho bạn không thể đóng góp cho vấn đề tình cảm.
Âm nhạc phá vỡ việc học tập và làm việc hiệu quả
Ở một mức độ nào đó, một số đối tượng đã làm việc với hiệu quả kém nhất khi nghe nhạc-âm nhạc bất kỳ, cho dù họ thích nó hay không. Họ chỉ làm việc tốt nhất trong im lặng và trong khi nghe đến số lặp đi lặp lại. Đơn giản là chúng ta không thể tập trung trong công việc khi đang nghe nhạc.
Nghe nhạc trong khi lái xe rất nguy hiểm
Trong năm 2004, một nhóm người Canada xem xét thời gian phản ứng thuộc đối tượng kiểm tra trong môi trường âm thanh. Họ thấy rằng tại 95 decibels — dưới tối đa trung bình là 110 decibels một âm thanh nổi xe hơi- thời gian phản ứng giảm 20% ,tỷ lệ phần trăm đó vô cùng quan trọng khi điều hành một chiếc xe 2-tông ở tốc độ cao.Điều đó đã cho thấy rằng bạn sẽ có khả năng gây ra các vụ tai nạn là rất lớn khi vừa tham gia giao thông lại vừa đeo tai nghe để nghe nhạc. Nguyên nhân đơn giản là do bạn không thể tập trung khi điều khiển giao thông.
Nhạc pop có thể xói mòn trí thông minh và sự sáng tạo của bạn
Trong thời đại âm nhạc phát triển hiện nay, nhạc pop luôn là thể loại nhạc được nhiều người yêu thích.Chúng tạo ra những giai điệu sôi nổi cho người nghe và khiến cho họ cảm thấy sảng khoái .Nhưng thực chất một số kết quả cho thấy: người hâm mộ nhạc pop có xu hướng ít sáng tạo hơn so với người hâm mộ của nhiều thể loại với âm nhạc hơn .
4. Nếu chúng ta bước theo con đường ca hát , chúng ta được sống theo đam mê mà chúng ta theo đuổi , chúng ta có những bài hát riêng cho mình , được hát ca khúc đó . Chúng ta có fans hâm mộ , được công chúng đón nhận ca khúc của mình ,được hò reo , tung hô khi đạt được giải thưởng . Nhưng làm ca sĩ sẽ phải chấp nhận đối mặt với khó khăn từ quá trình làm nhạc .
Nghề ca sĩ sang mà khổ, người đời vẫn luôn cho rằng mọi ca sĩ khi được đứng trên sân khấu trên là ánh đèn lung linh, dưới là hàng nghìn khán giả hô hào thì chắc chắn họ sẽ có cuộc sống sung sướng, giàu sang. Nhưng lại ít người biết được sự thật đằng sau những hào quang đó lại là sự bộn bề, nhiều rủi ro mà bất kỳ ai cũng đều phải đối mặt.
Vì hình tượng trước công chúng nên ít có ai tâm sự thật trong nghề mà họ phải đối mặt. Từ bước đầu tiên để trở thành ca sĩ họ đã phải trải qua quá trình tập luyện, học kỹ năng, học nhạc, vũ đạo, luyện thanh… tất cả đều phải được đào tạo bài bản. Có ai được nổi tiếng mà chẳng phải trải qua quá trình luyện giọng đến khàn cả cổ, tập luyện đến mức ê ẩm cả người. Mọi gian khổ sau sân khấu đó có bao nhiêu người có thể thấy? Làm ca sĩ không hề đơn giản như việc bạn cứ lẩm bẩm theo nhạc và hát. Còn chưa kể ca sĩ là nghề phải có tố chất, phải có tố chất, phải có năng khiếu.
Khó khăn tiếp theo là hạn hẹp về thời gian :
Làm ca sĩ là công việc không ổn định, thu nhập không ổn định. Có những lần bạn được thuê phải chạy show liên tục, những đêm về muộn, sáng lại tranh thủ 3 – 4h sáng đã phải di chuyển. Tình trạng ngày đêm không được ngủ đã trở nên quá phổ biến. Những show diễn vồ vập nếu không cấp tốc di chuyển sẽ không kịp rồi bao nhiêu chuyện tiền nong, hợp đồng, quản lý, lại còn đi sớm tối không cố định. Người có đủ sức khỏe thì không sao nhưng ca sĩ nào thể lực không đủ thì sẽ là cực hình. Nếu vậy thì vẫn còn may vì còn có cái kiếm cơm. Còn có nhiều ca sĩ một năm chẳng có hợp đồng nào, chẳng có cơ hội nào. Đằng sau mác là ca sĩ nhưng vẫn phải đi làm bình thường để kiếm tiền là chuyện bình thường.
Còn chưa kể họ chẳng còn thời gian cho gia đình, cho bạn bè và bố mẹ. Xác định làm ca sĩ là phải biền biệt và phải chấp nhận những mất mát đó.
Khó khăn nữa là không có sự lựa chọn
Nếu chỉ là ca sĩ bình thường thì chẳng có lựa chọn nào cả, hủy show thì bồi thường hợp đồng, đi diễn thì bản thân mệt. Nhưng vì đam mê, vì miếng kiếm cơm nên việc được đứng trên sân khấu chính là lựa chọn không phải hối hận nhất của một ca sĩ.
Ngoài việc không có lựa chọn trên show diễn, những ca sĩ họ cũng ít có lựa chọn về lịch trình công việc, cũng như chế độ luyện tập. Tất cả đều phải theo sự sắp xếp của người quản lý đã ký hợp đồng. Nếu bạn làm ca sĩ tự do thì càng phải đối mặt với nhiều khó khăn hơn. Vừa phải từ tìm show vừa phải tự quản lý tiền bạc, sức khỏe, chỉ khi là người trong cuộc mới thấy đuối.
Khó khăn cuối cùng đó chính là rủi ro về fans:
Khi được khán giả yêu thích thì không sao, bạn sẽ nhận được nhiều mến mộ và sự an ủi cho sự nghiệp mình chọn. Nhưng nếu có nhiều anti-fan thì lại là một áp lực khác. Có nhiều ca sĩ còn bị ném trứng, ném rau trên sân khấu, sau hậu trường thậm chí là bị đuổi đánh ngoài đường. Những đe dọa từ người lạ mặt khiến họ phải chịu nhiều áp lực về tinh thần. Có nhiều ca sĩ không chịu được áp lực đã chấp nhận từ bỏ sân khấu.
Trên đây chỉ làm một số những khó khăn nhỏ thôi, đằng sau ánh hào quang sân khấu, sau những bức hình lung linh thì lại là cuộc sống khác. Không phải ca sĩ nào cũng có cuộc sống khó khăn, nhưng lại không có nhiều người “sướng” từ nghề ca sĩ