-mùa đông có gió Đông Bắc đẩy các khối khí lạnh xuống nước ta không mang theo hơi ẩm nên không có mưa rào. Còn mùa hạ có gió Đông Nam ở biển thởi vào mang theo lượng ẩm lớn, hơn nữa mùa hạ có sự chênh lệch nhiệt độ lớn nên góp phần làm cho hơi ẩm bốc lên dễ tích tụ thành những hạt mưa lớn tạo ra mưa rào.
Mùa đông, mặt trời ở xa trái đất hơn các mùa khác nên những đám mây ở cao hơn và mất nhiều thời gian để hạt mưa rơi tới mặt đất vì vậy lực cản của không khí làm nó bị chia ra nhỏ hơn.
Đó là lí do mùa đông không có mưa phùn chỉ có mưa bụi, mưa phùn, mưa lan và hạt mưa nhỏ.
Nguyên nhân gây ra các mùa là do trục Trái Đất nghiêng với mặt phẳng quỹ đạo của Trái Đất và trong suốt năm, trục của Trái Đất không đổi phương trong không gian, nên có thời kỳ bán cầu Bắc ngả về phía Mặt Trời, có thời kỳ bán cầu Nam ngả về phía Mặt Trời. Điều đó làm cho thời gian chiếu sáng và sự thu nhận bức xạ Mặt Trời ở mỗi bán cầu đều thay đổi trong năm.
Người ta chia một năm ra bốn mùa. Ở bán cầu Bắc, thời gian bắt đầu và kết thúc các mùa của các nước theo dương lịch và một số nước quen dùng âm – dương lịch ở châu Á không giống nhau.
Các nước theo dương lịch ở bán cầu Bắc lấy bốn ngày: xuân phân (21 – 3), hạ chí (22 – 6), thu phân (23 – 9) và đông chí (22 – 12) là bốn ngày khởi đầu của bốn mùa (hình 6.4). Ở bán cầu Nam, bốn mùa diễn ra ngược với bán cầu Bắc.
Nước ta và một số nước châu Á quen dùng âm – dương lịch, thời gian bắt đầu các mùa được tính sớm hơn khoảng 45 ngày.
- Mùa xuân từ 4 hoặc 5 – 2 (lập xuân) đến 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) - Mùa hạ từ 5 hoặc 6 – 5 (lập hạ) đến 7 hoặc 8 - 8 (lập thu) - Mùa thu từ 7 hoặc 8 – 8 (lập thu) đến 7 hoặc 8 – 11 (lập đông) - Mùa đông từ 7 hoặc 8 – 11 (lập đông) đến 4 hoặc 5 – 2 (lập xuân)