1. Hiệp ước Hác -Măng kí năm 1883 đã công nhận quyền "bảo hộ" của Pháp trên toàn Việt Nam, Nam Kì thành thuộc đia, Bắc kì là xứ nửa bảo hộ và Trung Kì là xứ tự trị. Ngoài ra, Pháp còn được nhiều quyền lợi về kinh tế, chính trị, quân sự, ngoại giao(lấy trong SGK ra)... Khiến triều đình Huế dù có quyền cai trị Trung kì cũng chỉ là bù nhìn, phụ thuộc vào Pháp=>phong trào phản đối hiệp ước này dâng cao mạnh mẽ
1884, Pháp lại bắt triều đình Huế kí thêm hiệp ước Pa-thơ-nốt, mở rộng địa bàn Trung Kì, nhượng cho triều đình Huế thêm 1 số quyền lợi nhằm mua chuộc một số phần tử phong kiến hám lợi, hòng dập phong trào phản đối của nhân dân
với 2 bản hiệp ước này, triều đinh Huế đã chính thức đầu hàng Pháp, Việt Nam từ một nước có chủ quyền, độc lập trở thành xứ nửa thuộc địa
2. Việc mất nước trước phải trách chính quyền. Chính quyền là triều Nguyễn. Nhiều bạn cho rằng triều Nguyễn có phản công, tức là không có tội, điều này không chính xác.
Việc mất nam kỳ lục tỉnh trước là do nhà Nguyễn quá nhu nhược, không thể theo nguyện vọng của nhân dân mà đã vội sợ hãi, ký kết hiệp định có lợi cho Pháp, sau đó lại yếu kém trong nhận định để đánh mất thời cơ đánh đuổi Pháp khỏi Nam Kỳ. Và hậu quả là Pháp thừa dịp phản công, đánh chiếm nốt 3 tỉnh miền Tây.
Tiếp đó, họ không hiệu triệu quân đội, nhân dân toàn lực chống Pháp mà thậm chí còn chống lại, càn quét nghĩa quân kháng chiến. Lúc tỉnh ngộ thì đã quá muộn. Hàm Nghi, Duy Tân tuy có chí nhưng lực bất tòng tâm, cả nước đã rơi vào vòng kìm tỏa của giặc.
Trước đó, khi đất nước lâm nguy, họ có lo lắng nhưng chẳng có hành động quyết liệt, cụ thể mà chỉ chăm lo hưởng thụ. Minh Mạng tuyển thêm vợ rồi làm thơ. Tự Đức săn bắn, nghe nhạc kịch... Thế thì sao không mất nước, không thất bại? Vậy thì trách nhiệm không phải của họ thì của ai?