Tập hợp sinh vật nào dưới đây được xem là một quần thể giao phối ? A.Những con ong thợ lấy mật ở một vườn hoa. B.Những con gà trống và gà mái nhốt ở một góc chợ. C.Những con mối sống trong một tổ mối ở chân đê. D.Những con cá sống trong cùng một cái hồ.
- Quần thể là tập hợp các cá thể cùng loài, cùng sống trong 1 khoảng không gian nhất định, vào 1 thời điểm nhất định, có khả năng giao phối với nhau tạo thế hệ mới hữu thụ.
- Những con mối sống trong 1 tổ mối ở chân đê: Vào đầu tháng 5, tháng 6 hằng năm, mối đực tìm mối cái giao phối, gặp hoàn cảnh thích hợp thì chui vào tổ sinh nở. Mối đực là mối chúa, chuyên giao phối, mối cái là mối hậu, chuyên đẻ trứng; chúng là cơ sở sinh sôi đàn mối cho tổ mới.
- Những con gà trống và gà mái nhốt ở 1 góc chợ: Gà trống và gà mái nhốt ở chợ có thể có nhiều loài khác nhau và chỉ xuất hiện ở 1 thời điểm tức thời (thời điểm được bán), không có khả năng giao phối với nhau tạo thế hệ con(bị nhốt trong lồng) → Không là quần thể
- Những con ong thợ lấy mật ở 1 vườn hoa: Không phải là quần thể giao phối, vì chỉ ở 1 thời điểm nhất định chúng cùng đến lấy mật chứ không phải sống ở khoảng không gian xác định là vườn hoa đó. Và những con ong đi lấy mật là ong thợ nên chúng không giao phối với nhau (Ong sinh sản theo hình thức trinh sinh, con ong chịu trách nhiệm chính sinh sản là ong chúa).
- Những con cá sống trong cùng 1 ao hồ: Không là quần thể giao phối, vì trong 1 hồ có nhiều loài cá khác nhau nên chưa đảm bảo điều kiện là 1 quần thể (các cá thể cùng loài)