Đốt cháy hoàn toàn 2,24 lít (đktc) hỗn hợp khí X gồm: CH4, C2H4, C2H6, C3H8 và C4H10 thu được 6,16 gam CO2 và 4,14 gam H2O. Số mol của C2H4 trong hỗn hợp X là:A.0,09. B. 0,01. C. 0,08. D.0,02.
Khử hoàn toàn 2,32 gam Fe3O4 bằng CO dư, thu được chất rắn X. Hoà tan X bằng dung dịch HCl dư, thu được V ml H2 (đktc). Giá trị của V là:A.0,448. B.0,672.C.448. D.672.
Người ta thực hiện phản ứng clo hoá PVC: cứ k mắt xích PVC thì thế được một nguyên tử clo, sau phản ứng thu được sản phẩm hữu cơ Y có hàm lượng clo đạt 66,77% về khối lượng. Giá trị của k là:A.1.B.2.C.3.D.4.
Đun nóng hỗn hợp khí X gồm 0,02 mol C2H2 và 0,03 mol H2 trong một bình kín (xúc tác Ni) thu được hỗn hợp khí Y. Cho Y lội từ từ vào bình nước brom (dư), sau khi kết thúc các phản ứng, khối lượng bình tăng m gam và có 280ml hỗn hợp khí Z (đktc) thoát ra. Tỉ khối của Z so với H2 là 10,08. Giá trị của m là:A.0,328. B.0,205. C.0,585. D.0,620.
Để trung hòa 6,72 gam một axit cacboxylic Y no, đơn chức. Cần dùng 200gam dung dịch NaOH 2,24%. Công thức của Y là:A.CH3COOH. B.C2H5COOH. C. C3H7COOH. D.HCOOH.
Cho các hợp chất hữu cơ:C2H2, C2H4, CH2O, CH2O2(mạch hở), C3H4O2 (mạch hở đơn chức). Biết C3H4O2 không làm chuyển màu quỳ tím ẩm. Số chất tác dụng được với dung dịch AgNO3 trong NH3 tạo kết tủa là:A.2.B.3.C.4.D.5.
Khi cho sắt tác dụng với các chất sau, chất nào oxi hoá sắt thành Fe3+:A. HCl.B.H2SO4loãng nguội.C. HCl đặc nóng. D.Cl2.
Để phân biệt glucozơ và fructozơ ta có thể dùng:A.Cu(OH)2 B.AgNO3/NH3.C.Quỳ tím. D.Br2(dung dịch).
Cho iso-pentan tác dụng với Cl2 theo tỉ lệ số mol 1 : 1, số sản phẩm monoclo tối đa thu được là:A.2.B.3.C.4.D.5.
Thuỷ phân este đơn chức X trong môi trường kiềm, sau phản ứng thu được dung dịch Y có khả năng tham gia phản ứng tráng bạc. X không thể là:A.CH3COOCH=CH2. B.HCOOCH=CH2. C.CH3COOC(CH3)=CH2. D.HCOOC(CH3)=CH2.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến