1. Văn bản “Bài học đường đời đầu tiên” được trích từ tác phẩm nào?
A. O chuột C. Quê người
B. Dế Mèn phiêu lưu kí D. Nhà nghèo
2. Phương thức biểu đạt chính của văn bản "Bài học đường đời đầu tiên" là gì?
A. Miêu tả C. Nghị luận
B. Tự sự D. Biểu cảm
3. Trước cái chết thương tâm của Dế Choắt, Dế Mèn đã có thái độ như thế nào?
A. Buồn rầu, sợ hãi
B. Thương và ăn năn, hối hận
C. Than thở và buồn phiền
D. Nghĩ ngợi và xúc động
4. Tác giả đã dùng những từ ngữ nào để miêu tả tính cách của Dế Mèn?
A. Trịnh trọng, khoan thai C. Hung hăng, hống hách
B. Ăn xổi, ở thì D. Khỏe mạnh, cường tráng
5. Nét độc đáo của cảnh vật trong“Sông nước Cà Mau” là gì ?
A. Kênh rạch bủa giăng chi chít B. Rừng đước rộng lớn, hùng vĩ
C. Chợ nổi trên sông D. Kết hợp cả A, B và C
6. Ở vùng Cà Mau , người ta gọi tên đất, tên sông theo cách nào ?
A. Theo những danh từ mĩ lệ B. Theo đặc điểm riêng biệt của đất của sông
C. Theo cách của cha ông để lại D. Theo thói quen trong đời sống
7. Phương thức biểu đạt chính của văn bản Bức tranh của em gái tôi là gì?
A. Biểu cảm B. Miêu tả C. Tự sự D. Nghị luận
8. Lí do nào cho thấy nhân vật người anh trai là nhân vật trung tâm trong truyện: Bức
tranh của em gái tôi?
A. Người anh trai là người kể lại câu chuyện
B. Qua người anh để ca ngợi tài năng của cô em gái
C. Truyện tập trung miêu tả quá trình nhận thức ra thiếu sót của người anh
D. Truyện kể về người anh và cô em gái có tài hội họa
9. Câu chuyện “Buổi học cuối cùng” xảy ra trong thời gian nào?
A. Chiến tranh thế giới thứ nhất
B. Chiến tranh thế giới thứ hai
C. Chiến tranh Pháp Phổ cuối thế kỉ XIX
D. Đất nước trong thời bình
10. Câu chuyện “Buổi học cuối cùng” được kể theo ngôi thứ mấy? Người kể chuyện là ai?
A. Kể theo ngôi thứ ba, người kể giấu mặt
B. Kể theo ngôi thứ ba, người kể là tác giả
C. Kể theo ngôi thứ nhất, bằng lời thầy Ha-men
D. Kể theo ngôi thứ nhất, bằng lời Phrăng
11. Tâm trạng của chú bé Phrăng trong buổi học cuối cùng là gì?
A. Hồi hộp, xúc động
B. Lúc đầu ham chơi, sau đó ân hận và xúc động
C. Bình thường như những buổi học trước
D. Thờ ơ, không để ý
12. Trong buổi học cuối cùng, thầy Ha-men có tâm trạng như thế nào?
A. Đau đớn và rất xúc động
B. Tự tin
C. Bình tĩnh
D. Bình thường như những buổi học trước
13. Vì sao thầy Ha-men lại mặc y phục đẹp trong buổi học cuối cùng?
A. Vì tôn trọng các cụ già đến dự
B. Vì hôm đó đúng là ngày chủ nhật
C. Vì để tôn vinh buổi học cuối cùng
D. Vì thầy luôn ăn mặc như thế
14. Lòng yêu nước của thầy Ha- men được biểu hiện qua phương diện nào?
A. Tự hào về quê hương
B. Căm thù quân giặc xâm lược
C. Yêu tha thiết tiếng nói dân tộc
D. Kiên quyết chiến đấu chống kẻ thù
15. Văn bản “Vượt thác” sử dụng chủ yếu phương thức biểu đạt nào?
A. Miêu tả B. Tự sự
C. Biểu cảm D. Nghị luận
16. Văn bản “Vượt thác” được trích trong tác phẩm nào, của ai?
A. Đất rừng phương Nam của Đoàn Giỏi
B. Người lái đò sông Đà của Nguyễn Tuân
C. Quê nội của Võ Quảng
D. Nước non ngàn dặm của Tố Hữu
17. Dòng sông được miêu tả trong tác phẩm trên tên là gì, thuộc tỉnh nào?
A. Sông Son, tỉnh Quảng Bình
B. Sông Đà, tỉnh Hòa Bình
C. Sông Bến Hải, tỉnh Quảng Trị
D. Sông Thu Bồn, tỉnh Quảng Nam
18. Cảnh thiên nhiên được miêu tả trong đoạn đầu của văn bản là một bức tranh như thế
nào?
A. Đó là một bức tranh thiên nhiên hùng vĩ, dữ dội
B. Đó là một bức tranh rộng lớn, đẹp đẽ, trù phú giàu chất thơ
C. Đó là một bức tranh thiên nhiên vắng lặng, buồn tẻ
D. Đó là một bức tranh hoang sơ, huyền bí
19. Câu "Nước từ trên cao phóng giữa hai vách đá dựng đứng chảy đứt đuôi rắn" là câu
văn miêu tả:
A. Vẻ đẹp phong phú của thiên nhiên trên sông Thu Bồn
B. Vẻ đẹp hùng vĩ của thiên nhiên trên sông Thu Bồn
C. Vẻ đẹp êm đềm, thơ mộng của thiên nhiên trên sông Thu Bồn
D. Cả A, B và C đều đúng
20. Nhân vật chính trong truyện "Buổi học cuối cùng" là ai?
A. Thầy giáo Ha-men và cậu bé Phrăng B. Cậu bé Phrăng
C. Cụ già Hô-de D. Thầy giáo Ha-men