thế mạnh đông nam bộ
a) Vị trí địa lí
– Đông Nam Bộ giáp Tây Nguyên, Duyên hải Nam Trung Bộ, Đồng bằng sông Cửu Long, Cam-pu-chia và Biển Đông.
– Trong điều kiện giao thông vận tải ngày càng hiện đại, vị trí đó đã cho phép Đông Nam Bộ mở rộng giao lưu trong và ngoài nước, mở rộng vùng cung cấp nguyên liệu, năng lượng cũng như vùng tiêu thụ sản phẩm.
b) Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên
– Các vùng đất badan khá màu mỡ chiếm hơn 40% diện tích đất của vùng. Đất xám bạc màu (trên phù sa cổ chiếm tỉ lệ nhỏ hơn chút ít, phân bố thành vùng lớn ở các tỉnh Tây Ninh và Bình Dương. Đất phù sa cổ tuy nghèo dinh dưỡng hơn đấ badan, nhưng thoát nước tốt.
– Khí hậu cận xích đạo tạo điều kiện phát triển các cây công nghiệp lâu năm (cao su, cà phê, điều, hồ tiêu), cây ăn quả và cả cây công nghiệp ngắn ngày (đậu tương, mía, thuốc lá) trên quy mô lớn.
– Nằm gần các ngư trường lớn là ngư trường Ninh Thuận – Bình Thuận – Bà Rịa – Vũng Tàu và ngư trường Cà Mau – Kiên Giang. Có điều kiện lí tưởng để xây dựng cảng cá, thuận lợi để nuôi trồng thủy sản nước lợ.
– Tài nguyên rừng là nguồn cung cấp gỗ dân dụng và gỗ củi, nguồn nguyên liệu giấy. Ở đây có một số vườn quốc gia, trong đó có Vườn quốc gia Cát Tiên (Đồng Nai) nổi tiếng và Khu dự trữ sinh quyển Cần Giờ (TP. Hồ Chí Minh).
– Tài nguyên khoáng sản nổi bật là dầu khí trên vùng thềm lục địa. Ngoài ra, có sét và cao lanh.
– Hệ thống sông Đồng Nai có tiềm năng thủy điện lớn.
Điều kiện kinh tế- xã hội
– Là địa bàn thu hút mạnh lực lượng lao động có chuyên môn cao. Sự phát triển kinh tế năng động của vùng càng tạo điều kiện cho vùng có được nguồn tài nguyên chất xám lớn. Hồ Chí Minh là thành phố lớn nhất cả nước về diện tích và dân số, đồng thời là trung tâm công nghiệp, giao thông vận tải và dịch vụ lớn nhất cả nước.
– Là địa bàn có sự tích tụ lớn về vốn và kĩ thuật, lại tiếp tục thu hút đầu tư trong nước và quốc tế.
– Có cơ sở hạ tầng phát triển tốt, đặc biệt về giao thông vận tải và thông tin liên lạc.
thế mạnh của tây nguyên
- Phần lớn lãnh thổ Tây Nguyên nằm ở phía Tây dường Sơn, là vùng đầu nguồn của 4 hệ thống sông lớn (sông Xrê Pôk, sông Xêxan, sông Ba và thượng nguồn sông Đồng Nai). Như vậy, Tây Nguyên được ví như mái nhà, có vị trí phòng hộ đầu nguồn cho vùng Duyên hải Nam Trung Bộ và Đông Nam Bộ, đồng thời lại là bộ phận gắn kết chặt chẽ với Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Tây Nguyên là vùng đất badan lớn nhất Việt Nam; có nhiều điều kiện thuận lợi để phát triển chuyên canh cây công nghiệp hàng hoá có giá trị của đất nước.
- Việc khai thác và bảo vệ các nguồn tài nguyên vốn rất phong phú đa dạng của vùng đất màu mỡ này không chỉ có ý nghĩa nội vùng, mà còn có mối liên hệ tác động qua lại với các vùng lân cận. Tây Nguyên giáp với Đông Nam Bộ và Duyên hải Nam Trung Bộ. Đây là hai vùng kinh tế phát triển, là nơi cung cấp nhiều sản phẩm quan trọng (công nghiệp, tiêu dùng, thủy sản,…) cho Tây Nguyên.
- Mặt khác, Tây Nguyên còn giáp với các tỉnh Nam Lào và Đông Bắc Campuchia. Từ Tây Nguyên có thể dễ dàng sang Lào, Campuchia, thậm chí sang Thái Lan, Mianma theo các hành lang Đông- Tây nối liền các cửa khẩu biên giới như Bờ Y (Kon Tum), Đức Cơ (Gia Lai)... với các hải cảng và các đô thị lớn của vùng ven biển. Rõ ràng Tây Nguyên có vị trí quan trọng trong việc phát triển kinh tế liên vùng ở tam giác phát triển Việt Nam- Lào - Campuchia. Tây Nguyên giống như mái nhà của Đông Dương có 135 km đường biên giới với Lào, 378 km với Campuchia.Tây Nguyên nằm ở vị trí cầu nối giữa vùng 3 biên giới Lào, Campuchia và Việt Nam. Chính vì thế, Tây Nguyên có vị trí chiến lược về an ninh, quốc phòng của nước ta và cả khu vực Đông Dương.