a. Khái niệm khu vực hóa kinh tế.
- Là sự liên kết hợp tác kinh tế của các quốc gia trong các khu vực trên thế giới trên cơ sở tương đồng về địa lí, văn hóa, xã hội, hoặc có chung mục tiêu, lợi ích phát triển.
b. Hệ quả.
- Đẩy mạnh tốc độ tăng trưởng kinh tế, tăng cường tự do hóa thương mại, đầu tư dịch vụ trong khu vực.
- Bảo vệ lợi ích của các nước thành viên.
- Mở rộng thị trường quốc gia và khu vực, tăng cường toàn cầu hóa kinh tế thế giới.
- Vấn đề tự chủ kinh tế, quyền lực quốc gia…bị ảnh hưởng.
c. Xu hướng khu vực hóa kinh tế đang phát triển mạnh.
- Hiện tại trên thế giới đã hình thành được 5 tổ chức liên kết khu vực lớn:
+ Hiệp ước tự do thương mại Bắc Mỹ (NAFTA).
+ Liên minh Châu Âu (EU).
+ Hiệp hội các quốc gia ĐNÁ (ASEAN).
+ Diễn đàn hợp tác kinh tế Châu Á Thái Bình Dương (APEC).
+ Thị trường chung Nam Mỹ (MERCOSUR).
- Số lượng thành viên các tổ chức này ngày càng tăng:
+ Năm 2004, EU kết nạp thêm 10 thành viên mới, năm 2007 kết nạp thêm 2 thành viên, nâng tổng số thành viên lên 27.
+ MERCOSUR kết nạp thêm 1 thành viên nâng tổng số thành viên lên 6 vào năm 2006.
d. Việt Nam đã nâng cao vị thế của mình trên trường quốc tế và khu vực.
* Năm 2009:
- Việt Nam có tốc độ tăng trưởng kinh tế cao (trên 5%).
- Thiết lập quan hệ ngoại giao song phương với 170 nước trên thế giới, kí kết hơn 90 hiệp định thương mại song phương.
- Việt Nam đã hoàn thành tốt trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2009.
- Tổ chức, tham gia nhiều hoạt động văn hóa, thể thao.
- Tham dự hội nghị biến đổi khí hậu toàn cầu tại Cô-pen-ha-gen (Đan Mạch).
* Năm 2010:
- Tiếp tục đảm nhiệm trọng trách Ủy viên không thường trực của Hội đồng bảo an Liên hợp quốc năm 2010.
- Đảm nhận vai trò chủ tịch ASEAN.
- Tiếp tục mở rộng quan hệ ngoại giao, tăng cường phát triển kinh tế nâng cao vị thế.