A, MB
- giới thiệu tác giả Huy Cận: là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách mạng. Trước CM, thơ ông chủ yếu là những tác phẩm thơ buồn, sâu lắng suy ngẫm về cuộc đời nhân thế. Sau cách mạng, thơ ông tươi vui và tràn ngập hào khí xây dựng đất nước hơn.
- giới thiệu bài thơ Tràng Giang: hoàn cảnh ra đời, khái quát nội dung.
Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước
- giới thiệu ý kiến của Xuân Diệu "Tràng giang là bài thơ "ca hát" non sông đất nước; do đó dọn đường cho lòng yêu giang sơn, Tổ quốc"
- Theo em, đây là một ý kiến hoàn toàn chính xác và đúng đắn về bài thơ Tràng giang.
B, TB:
1, Phân tích khổ 1:
- Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận
- Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp"
- Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả.
- "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó
- "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu
- Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian buồn thẳm.
2, Phân tích khổ 2:
Khô thơ thứ 2 tiếp tục gợi ra khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, vắng vẻ:
- Hình ảnh của cồn cát nhỏ bé, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn bao giờ hết. Không gian hiu quạnh, đượm buồn. Thi thoảng, tác giả nghe được những tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cảnh chợ chiều vẫn luôn gây ấn tượng bằng sự buồn thương, vắng vẻ vì sự tấp nập tan biến đi.
- Hình ảnh thơ sáng tạo"Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót". Người đọc cảm tưởng được không gian dường như đang mở rộng ra thêm về cả 4 chiều: cao, dài, sâu, rộng; thiên nhiên toàn cảnh như đang chuyển động mở rộng ra thêm và có sự chia lìa giữa đất và trời. Những tia nắng chiếu xuống và bầu trời xanh dường như càng cao hơn, phản chiếu xuống lòng sông phẳng lặng và tạo được cảm giác "sâu chót vót" cho nhà thơ. Cách kết hợp giữa "sâu" và "chót vót" vô cùng độc lạ và gợi được sự liên tưởng đa chiều nằm trên cùng một trục không gian: xuống và lên, sâu và cao. "Sâu chót vót" vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của dòng sông, lại vừa gợi ra được bầu trời cao chót vót. Hai chiều sâu và cao ấy đã tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mở mãi ra về phía vô cùng, vô tận.
- Tuy nhiên, câu thơ cuối có sự tương phản giữa hình ảnh "sông dài, biển rộng" và "bến cô liêu". Dường như đứng trước thiên nhiên rộng lớn, con người chỉ có 1 mình, tạo nên sự buồn lặng của tâm trạng nhà thơ.
3. Phân tích khổ 3:
- Khổ 3: đã gợi ra hình ảnh của một kiếp người nhỏ bé giữa dòng đời chênh vênh, tấp nập
+ Hình ảnh "bèo dạt": số phận, cuộc đời lênh đênh, vô định
+ Mênh mông, không một chuyến đò ngang, không cầu, lặng lẽ..tiếp: là những chi tiết gợi ra sự mênh mông đến rợn ngợp cũng như sự thiếu hơi ấm của sự kết nối giữa người với người
4, Phân tích khổ 4:
- Khổ 4: những tâm sự của tác giả trước sự bao la, rợn ngợp của đất trời:
+ "Lớp lớp, đùn": là những từ gợi ra hình ảnh kỳ vĩ, lớn lao của thiên nhiên
+ Hình ảnh cánh chim bé nhỏ gợi ra sự cô đơn, bé nhỏ của con người đối lập với hình ảnh kỳ vĩ của thiên nhiên.
+ Sự độc đáo trong bài Tràng giang còn được thể hiện ở cách dùng từ láy "dợn dợn". Từ láy độc đáo này kết hợp với "vời con nước đã gợi ra một nỗi niềm bâng khuâng, khó tả của nhà thơ. Đứng trước thiên nhiên rộng lớn, tâm trạng của nhà thơ dường như bâng khuâng và cô đơn, nhớ quê hương đến nao lòng.
+ Nỗi niềm nhớ quê hương, sự cô đơn, lặng lẽ của tác giả.
C, KB
Tổng kết lại những gì đã trình bày
BÀI LÀM
Huy Cận là một nhà thơ lớn trong nền thơ mới Việt Nam sau Cách Mạng. Tuy nhiên, trước cách mạng thì bạn đọc bắt gặp một hồn thơ sầu buồn, mang những tâm tư về thời cuộc về nhân thế. Bài thơ “Tràng giang" là tiêu biểu cho phong cách thơ đó của Huy Cận. Bài thơ được in trong tập“Lửa thiêng" vào mùa thu năm 1939 khi tác giả đứng trước sông Hồng mênh mông sóng nước
Khổ 1 đã vẽ ra cảnh sông nước mênh mông bất tận. Ngay câu đầu bài thơ đã gợi ra một nỗi buồn buồn bất tận, bằng một hình ảnh ẩn dụ: "Sóng gợn tràng giang buồn điệp điệp". Tác giả nhìn theo những con sóng và nỗi buồn trùng trùng điệp điệp dường như bủa vậy toàn bộ tầm nhìn của tác giả. "Con thuyền xuôi mái nước song song": Con thuyền thường tượng trưng cho cuộc đời lênh đênh, cô đơn, vô định. Hình ảnh thơ cho thấy con thuyền buông mái chèo xuôi dòng nước, nhưng thuyền và nước chỉ như hai đường thẳng song song mà chẳng hề gắn bó. "Thuyền về nước lại sầu trăm ngả" gợi hình ảnh của sự chia ly. Con thuyền nhỏ bé mang theo nỗi buồn lênh đênh như đứng trước muôn dòng sông không biết rẽ vào đâu. Câu thơ cuối "Củi một cành khô lạc mấy dòng" gợi ra sự cô đơn, lạc lõng, nhỏ nhoi của con người. Hình ảnh một cành củi khô càng làm tăng thêm sự nhỏ bé của đời người cũng như không gian buồn thẳm.
Khô thơ thứ 2 tiếp tục gợi ra khung cảnh thiên nhiên đìu hiu, vắng vẻ. Hình ảnh của cồn cát nhỏ bé, lơ thơ, vắng vẻ, lại thêm ngọn gió đìu hiu, càng thêm vắng vẻ buồn bã hơn bao giờ hết. Không gian hiu quạnh, đượm buồn. Thi thoảng, tác giả nghe được những tiếng làng xa vãn chợ chiều. Cảnh chợ chiều vẫn luôn gây ấn tượng bằng sự buồn thương, vắng vẻ vì sự tấp nập tan biến đi. Hình ảnh thơ sáng tạo"Nắng xuống, trời lên, sâu chót vót". Người đọc cảm tưởng được không gian dường như đang mở rộng ra thêm về cả 4 chiều: cao, dài, sâu, rộng; thiên nhiên toàn cảnh như đang chuyển động mở rộng ra thêm và có sự chia lìa giữa đất và trời. Những tia nắng chiếu xuống và bầu trời xanh dường như càng cao hơn, phản chiếu xuống lòng sông phẳng lặng và tạo được cảm giác "sâu chót vót" cho nhà thơ. Cách kết hợp giữa "sâu" và "chót vót" vô cùng độc lạ và gợi được sự liên tưởng đa chiều nằm trên cùng một trục không gian: xuống và lên, sâu và cao. "Sâu chót vót" vừa diễn tả được độ sâu thăm thẳm của dòng sông, lại vừa gợi ra được bầu trời cao chót vót. Hai chiều sâu và cao ấy đã tạo ra một không gian nhiều chiều, trải rộng và mở mãi ra về phía vô cùng, vô tận. Tuy nhiên, câu thơ cuối có sự tương phản giữa hình ảnh "sông dài, biển rộng" và "bến cô liêu". Dường như đứng trước thiên nhiên rộng lớn, con người chỉ có 1 mình, tạo nên sự buồn lặng của tâm trạng nhà thơ.
Người đọc có thể thấy được bức tranh thiên nhiên cùng nỗi sầu buồn được gửi gắn được thể hiện trong hai khổ thơ cuối của bài thơ. Khổ thơ thứ 3 đã gợi ra hình ảnh một kiếp người nhỏ bé, vô định, chênh vênh trước dòng đời vội vã tấp nập của tác giả.
Bèo dạt về đâu hàng nối hàng
Mênh mông không một chuyến đò ngang
Không cầu gợi chút niềm thân mật
Lặng lẽ bờ xanh tiếp bãi vàng
Hình ảnh “bèo dạt” như gợi bão tố của cuộc đời đang xô đẩy số phận một con người nhỏ bé như miếng bèo. Điệp từ “không"nhấn mạnh sự trống vắng, thiếu hụt, mất mát trong lòng tác giả. Dòng sông là bức tường ngăn cách, phương tiện đi qua nó là: đò, cầu nên làm con người càng trống trải, lẻ loi, cô đơn. Dường như, giá trị sống của con người đang bị biến mất. Hình ảnh bờ xanh, bãi vàng vốn dĩ đứng cạnh nhau mà giờ đây cũng xa cách. Lặng lẽ là từ chỉ hoạt động âm thầm, kín đáo, riêng lẻ, pha chút cô đơn. Tác giả đã gợi ra bức tranh cảnh vật hoang vắng mà mênh mông như nuốt chửng hơi ấm con người.
Từ đây, khổ thơ thứ 4 đã gợi ra được cả một bầu tâm sự của tác giả:
Lớp lớp mây cao đùn núi bạc
Chim nghiêng cánh nhỏ, bóng chiều sa
Lòng quê dợn dợn vờn con nước
Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà
Hình ảnh mây cao, núi bạc kì vĩ to lớn. Nhà thơ đã lựa chọn sử dụng những hình ảnh lớn lao, kì vĩ. Từ đùn là từ độc đáo thể hiện được sự chuyển động từ bên trong đẩy ra bên ngoài: từng lớp mây trắng cứ bung nở, tỏa ra thành một núi bạc. Lớp lớp là nhiều, chồng lên nhau, không có điểm kết thúc. Hình ảnh mây trắng hết lớp này đến lớp khác như một cây bút bông nở lên trên trời cao. Mây trông như những ngọn núi bạc. Hình ảnh cánh chim là hình ảnh ước lệ trong thơ cổ, lấy cánh chim để diễn tả sự cô đơn nhỏ bé của vạn vật con người. Và cánh chim nhỏ lại nghiêng đi, không chịu được sức nặng của bóng chiều đang xa xuống. Sự đối lập giữa cảnh bầu trời cao rộng hùng vĩ ở câu trên và cánh chim nhỏ bé ở câu dưới. Sự độc đáo trong bài Tràng giang còn được thể hiện ở cách dùng từ láy "dợn dợn". Từ láy độc đáo này kết hợp với "vời con nước đã gợi ra một nỗi niềm bâng khuâng, khó tả của nhà thơ. Đứng trước thiên nhiên rộng lớn, tâm trạng của nhà thơ dường như bâng khuâng và cô đơn, nhớ quê hương đến nao lòng.Câu thơ cuối cùng “Không khói hoàng hôn cũng nhớ nhà" chính là tâm sự nhớ quê hương mà tác giả gửi gắm. Nỗi nhớ dường như luôn thường trực ở trong tâm hồn thi sĩ. Hơn nữa, người đọc nhận ra được sự cô độc của tác giả, tâm trạng thầm kín, thể hiện tình yêu nước của nhà thơ.
“Tràng giang” là một bức tranh thiên nhiên đẹp nhưng buồn vì mang tâm sự con người, đặc biệt hai khổ thơ cuối thể hiện tình yêu quê hương, đất nước của nhà thơ. Tình yêu ấy mang tâm sự thầm kín của tác giả, phải chăng đó là tình yêu đối với giang sơn, đất nước như Xuân Diệu nhận xét?