Đáp án đúng:
Giải chi tiết:Gợi ý đề 1:
1. Giới thiệu chung
Tác giả
- Nguyễn Du (1765- 1820) tên chữ là Tố Như, hiệu là Thanh Hiên, tỉnh Hà Tĩnh.
- Nguyễn Du sinh trưởng trong một gia đình đại quý tộc, nhiều đời làm quan và có truyền thống về văn học. Cuộc đời của Nguyễn Du gắn bó sâu sắc với những biến cố lịch sử của giai đoạn cuối thế kỉ XVIII, đầu thế kỉ XIX.
- Truyện Kiều là một trong những tác phẩm xuất sắc nhất của ông.
Tác phẩm
- Thuộc phần Gia biến và lưu lạc.
- Là đoạn thơ nói về nỗi nhớ Kim Trọng và cha mẹ khi Thúy Kiều bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích.
2. Phân tích
a. Nhớ Kim Trọng:
- Nỗi nhớ Kim Trọng đến trước vì:
+ Khi bán mình là nàng đã tạm tròn chữ hiếu mà dang dở chữ tình -> luôn mang mặc cảm phụ bạc Kim Trọng.
+ Thúy Kiều bị lừa, bị thất thân với Mã Giám Sinh, bị giam lỏng ở lầu Ngưng Bích để đợi người chuộc thân -> lại càng thấy mình không xứng với Kim Trọng, có lỗi với Kim Trọng.
- “Tưởng”: là “nhớ về”, “mơ tưởng” -> kỉ niệm vẫn vẹn nguyên, sống động, vẫn khiến nàng nhớ nhung, mơ tưởng => khát vọng tình yêu, hạnh phúc.
- Tấm lòng thủy chung của Thúy Kiều: Nàng nhớ đêm trăng thề nguyền và lời thề với Kim Trọng. Lời thề còn vẹn nguyên khiến nàng càng tự trách mình phụ bạc chàng Kim.
- Nhớ để mà xót xa cho Kim Trọng nơi xa vẫn nay trông mai ngóng; xót xa cho bản thân lưu lạc nơi chân trời góc bể, cho tấm hình son sắt thủy chung không biết bao giờ mới có thể phôi pha.
=> Qua đó ta cảm nhận được tấm lòng vị tha, tình yêu mãnh liệt, thủy chung mà Thúy Kiều dành cho Kim Trọng cũng như nỗi đau đớn, ân hận, giày vò của Thúy Kiều.
b. Nỗi nhớ cha mẹ:
- Từ “xót”:
+ Là nỗi xót xa, thương cảm của một người con dành cho cha mẹ đã tuổi cao, sức yếu.
+ Vì tưởng tượng ra cảnh cha mẹ ngày đêm tựa cửa, ngóng chờ mình (“hôm mai”…)
+ Vì cha mẹ thiếu bàn tay chăm sóc: “quạt nồng ấp lạnh”.
+ Vì ý thức được sự vô tình của thời gian -> cha mẹ ngày càng già yếu hơn.
- Nhớ để rồi ân hận, tự trách bản thân mình vẫn chưa tận hiếu với mẹ cha.
=> Nàng là người con hết sức hiếu thảo
c. Nghệ thuật
- Ngôn từ giàu cảm xúc, cô đọng, hàm súc.
- Sử dụng linh hoạt điển tích
3. Đánh giá chung
- Đoạn trích cho thấy vẻ đẹp nhân phẩm của Thúy Kiều: một người tình thủy chung, một người con hiếu thảo, một con người vị tha, đáng trân trọng.
Gợi ý đề 2:
1. Giới thiệu chung
Tác giả:
- Là nhà thơ khoác áo lính và là một gương mặt tiêu biểu cho thế hệ thơ trẻ kháng chiến chống Mĩ.
- Hình tượng trung tâm trong thơ ông là người lính và cô thanh niên xung phong.
- Nghệ thuật: giọng điệu sôi nổi, trẻ trung, hồn nhiên, tinh nghịch mà sâu sắc.
Tác phẩm:
- Viết năm 1969, được in trong “Vầng trăng quầng lửa”.
- Đoạn trích cho thấy hoàn cảnh chiến đấu và tính cách của người lính.
2. Phân tích
a. Hình ảnh tiểu đội xe không kính:
- Được giới thiệu rất độc đáo: “Không có kính không phải vì xe không có kính/ Bom giật bom rung kính vỡ đi rồi”:
+ Là lời giải thích của người lính về chiếc xe không kính.
+ Chứa đựng sự chút phân bua, thanh minh. Tâm trạng này dễ hiểu vì với người lính lái xe chiếc xe là niềm tự hào, là phương tiện để góp sức cho chiến tuyến, góp phần làm nên chiến thắng chung.
=> Gợi: Sự khốc liệt của chiến trường; sự gian khổ khi lái xe; sự gan góc, kiên cường của người lính lái xe.
- Những chiếc xe không kính đã giúp người lính lái xe phát hiện ra chất thơ giữa đời thường: Giúp họ chan hòa với thiên nhiên
=> Là một hình ảnh rất thực, không hiếm trên tuyến đường Trường Sơn trong những năm tháng kháng chiến chống Mĩ. Là hình ảnh đặc sắc, độc đáo trong thơ Phạm Tiến Duật nói riêng và thơ ca kháng chiến chống Mĩ nói chung. Nó vừa là biểu tượng cho sự tàn phá của chiến tranh, lại vừa là hình ảnh đẹp đẽ, nên thơ ngay trong cuộc chiến ác liệt.
b. Hình ảnh người lính lái xe Trường Sơn:
* Được khắc họa trên nền của cuộc chiến tranh ác liệt:
- “Bom giật, bom rung”
- Những chiếc xe không kính
-> Vùng đất chìm trong khói lửa chiến tranh, mưa bom, bão đạn không một chút bình yên.
Gợi những hiểm nguy, mất mát, hy sinh của cuộc đời người lính.
* Vẻ đẹp của người lính lái xe Trường Sơn: Phong thái ung dung, hiên ngang, dũng cảm:
+ Đảo ngữ: tô đậm sự ung dung, bình thản, điềm tĩnh đến kì lạ.
+ Điệp từ “nhìn”, thủ pháp liệt kê và lối miêu tả nhìn thẳng, không né tránh gian khổ, hy sinh, sẵn sàng đối mặt với gian nan, thử thách.
3. Tổng kết
- Nội dung:
+ Xây dựng hình tượng tiểu đội xe không kính chân thực, độc đáo.
+ Tái hiện hình tượng người lính lái xe Trường Sơn với sự ung dung, hiên ngang, dũng cảm.
- Nghệ thuật:
+ Thể thơ tự do đậm chất văn xuôi.
+ Hình ảnh thơ mang chất hiện thực của đời sống chiến trường.
+ Ngôn ngữ mang tính khẩu ngữ tự nhiên.
+ Giọng điệu: ngang tàng, khỏe khoắn, hài hước, dí dỏm