Giúp hết hứa vote 5* Bài 1. Cho 5,6 lít (đktc) hỗn hợp X gồm metan và etilen tác dụng với 200 gam dd Br2, thì thu được 3,36 lít khí (đktc) thoát ra. a. Tính nồng độ C% của dung dịch brom đã dùng b. Tính thành phần % thể tích khí trong hỗn hợp Bài 2. Đốt cháy 22,4 lít (đktc) hỗn hợp gồm khí metan và etilen thu được 35,84 lít khí CO2. Biết thể tích các chất khí đo ở điều kiện tiêu chuẩn. a. Tính % thể tích của các chất khí trong hỗn hợp b. Tính thể tích không khí cần dùng, biết V(O2) = 1/5 Vkhông khí
LUYỆN TẬP VỀ DẤU CỦA TAM THỨC BẬC HAI
Đẹp quá đi, mùa xuân ơi- mùa xuân của Hà Nội thân yêu, của Bắc Việt thương mến. Nhưng tôi yêu mùa xuân nhất là vào khoảng sau ngày rằm tháng giêng, Tết chưa hết hẳn, đào hơi phai nhưng nhụy vẫn còn phong, cỏ không mướt xanh như cuối đông, đầu giêng, nhưng trái lại, lại nức một mùi hương man mác. Thường thường, vào khoảng đó trời đã hết nồm, mùa xuân bắt đàu thay thế cho mưa phùn, không còn làm cho nền trời đùng đục như màu pha lê mờ. Sáng dậy, nằm dài nhìn ra cửa sổ thấy những vệt xanh tươi hiện ở trên trời, mình cảm thấy rạo rực một niềm vui sáng sủa. Trên giàn hoa lí, vài con ong siêng năng đã bay đi kiếm nhị hoa. Chỉ đọ tám chín giờ sáng, trên nền trời trong trong có những làn sáng hồng hồng rung động như cánh con ve mới lột. Ấy là lúc thịt mỡ dưa hành đã hết, người ta bắt đầu trở về bữa cơm giản dị và cà om với thịt thăn điểm những lá tía tô thái nhỏ hay bát canh trứng cua vắt chanh ăn mát như quạt vào lòng. Cánh màn điều treo ở đầu bàn thờ ông vải đã hạ xuống từ hôm '' hóa vàng'' và các trò vui ngày Tết cũng tạm thời kết thúc để nhường chỗ cho cuộc sống êm đềm thường nhật. (Ngữ Văn 7) 1, Đoạn trích trên có trong tác phẩm nào? Của ai? Tác phẩm thuộc thể loại nào? 2, Từ của trong câu đàu tiên của đoạn trích biểu thị ý nghĩa gì? 3, Cảnh sắc, không khí mùa xuân Bắc Việt sau rằm tháng giêng được miêu tả như thế nào? Qua sự tái hiện cảnh sắc và không khí ấy, tác giả đã thể hiện được sự nhạy cảm, tinh tế trước mùa xuân như thế nào? 4, Đoạn trích trên gợi cho em liên tưởng gì tới không khí sinh hoạt của gia đình em sau ngày rằm tháng giêng?
a. Tại sao châu Âu và vùng Đông Bắc Hoa Kỳ mạng lưới đường sắt có mật độ cao? b. Tại sao phần lớn các hải cảng lớn trên thế giới lại phân bố chủ yếu hai bên bờ Đại Tây Dương
VẼ SƠ ĐỒ KIẾN THỨc BÀI 37 LỚP 10
Mn giúp toii câu này với ạ : Nếu em là vua Tự Đức em sẽ làm gi với vận nước cuối TK XIX? Lý giải?
Câu 1: Chọn câu đúng? A. Môi trường có chiết suất càng lớn ánh sáng truyền càng nhanh. B. Chiết suất của môi trường có thể < 1. C. Môi trường có chiết suất càng nhỏ ánh sáng truyền càng nhanh. D. Góc khúc xạ r tỉ lệ với góc tới i Câu 2: Chiếu ánh sáng từ không khí vào mặt thoáng của một chất lỏng có chiết suất căn 2 , dưới góc tới 45o. Góc khúc xạ r có giá trị là: A. 45o B. 30o C. 60o D. Một giá trị khác Câu 3: Chiếu ánh sáng từ không khí vào mặt thoáng của một chất lỏng , dưới góc tới ¹ 0.. Nếu tăng góc tới lên hai lần thì: A. Góc khúc xạ tăng lên gấp hai lần B. Góc khúc xạ tăng lên gấp hai lần hoặc gần gấp hai lần. C. Góc khúc xạ tăng lên gấp hai lần hoặc lớn hơn hai lần D. Góc khúc xạ giảm xuống hai lần
Câu 2 : tìm x,y biết X/2 = y/7 và x + y = 27
Cho 17,92 lít hỗn hợp X gồm metan và etilen tác dụng với 200 ml dung dịch Br¬2 thu được 37,62 g đibrometan. a. Tính nồng độ mol của dung dịch brom đã dùng b. Tính thành phần % thể tích mỗi khí trong hỗn hợp
1) Văn hóa ứng xử từ lâu đã trở thành chuẩn mực trong việc đánh giá nhân cách con người. Cảm ơn là một trong các biểu hiện của ứng xử có văn hóa. Ở ta, từ cảm ơn được nghe rất nhiều trong các cuộc họp: cảm ơn sự có mặt của quý vị đại biểu, cảm ơn sự chú ỷ của mọi người… Nhưng đó chỉ là những lời khô cứng, ít cảm xúc. Chỉ có lời cảm ơn chân thành, xuất phát từ đáy lòng, từ sự tôn trọng nhau bất kể trên dưới mới thực sự là điều cần có cho một xã hội văn minh. Người ta có thể cảm ơn vì những chuyện rất nhỏ như được nhường vào cửa trước, được chỉ đường khi hỏi… Ấy là chưa kể đến những chuyện lớn lao như cảm ơn người đã cứu mạng mình, người đã chìa tay giúp đỡ mình trong cơn hoạn nạn… Những lúc đó, lời cảm ơn còn có nghĩa là đội ơn. (2) Còn một từ nữa cũng thông dụng không kém ở các xứ sở văn minh là “xin lỗi”. Ở những nơi công cộng, người ta hết sức tránh chen lấn, va chạm nhau. Nếu có ai đó vô ý khẽ chạm vào người khác, lập tức từ xin lỗi được bật ra hết sức tự nhiên. Từ xin lỗi còn được dùng cả khi không có lỗi. Xin lỗi khi xin phép nhường đường, xin lỗi trước khi dừng ai đó lại hỏi đường hay nhờ bấm hộ một kiểu ảnh. Tóm lại, khi biết mình có thể làm phiên đến người khác dù rất nhỏ, người ta cũng đêu xin lỗi. Hiển nhiên, xin lỗi còn được thốt ra trong những lúc người nói cảm thấy mình thực sự có lỗi. Từ xin lỗi ở đây đi kèm với một tâm trạng hối lỗi, mong được tha thứ hơn là một cử chỉ văn minh thông thường. Đôi khi, lời xin lỗi được nói ra đúng nơi, đúng lúc còn có thể xóa bỏ biết bao mặc cảm, thù hận, đau khổ… Người có lỗi mà không biết nhận lỗi là có lỗi lớn nhất. Xem ra sức mạnh của từ xin lỗi còn lớn hơn cảm ơn. (3) Nếu toa thuốc cảm ơn có thể trị bệnh khiếm nhã, vô ơn, ích kỉ thì toa thuốc xin lỗi có thể trị được bệnh tự cao tự đại, coi thường người khác. Vì thế, hãy để cảm ơn và xin lỗi trở thành hai từ thông dụng trong ngôn ngữ hằng ngày của chúng ta. (Nguồn internet) a. Tìm hệ thống luận điểm, lí lẽ, dẫn chứng của văn bản trên? b. Theo văn bản, lời cảm ơn và xin lỗi trong cuộc sống có tác dụng như thế nào? c. Vấn đề văn bản đặt ra có ý nghĩa như thế nào trong cuộc sống?
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến