a) Thuận lợi:
* Vị trí địa lí:
- Đường bờ biển dài, tiếp giáp với hai đại dương lớn thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển và giao lưu kinh tế với các quốc gia trong khu vực và toàn thế giới, đặc biệt là các nước Đông Á và Tây Âu.
- Tiếp giáp Ca-na-đa và Mĩ LaTinh là những thị trường tiêu thụ rộng lớn, nguồn nguyên liệu giàu có.
- Nằm trong vùng khí hậu ôn đới, không quá khắc nghiệt, thuận lợi cho phát triển kinh tế.
* Điều kiện tự nhiên và tài nguyên thiên nhiên:
- Địa hình:
+ Vùng đồng bằng ven biển Đại Tây Dương có diện tích lớn, màu mỡ, khí hậu ôn đới và cận nhiệt thuận lợi cho phát triển các loại cây lương thực, cây ăn quả….
+ Địa hình gò đồi, các đồng cỏ ở vùng trung tâm thuận lợi cho phát triển chăn nuôi gia súc.
- Khoáng sản: Giàu tài nguyên khoáng sản với các mỏ kim loại màu ở phía Tây (như vàng, đồng, chì), than đá, quặng sắt với trữ lượng lớn, dầu mỏ, khí tư nhiên ở phía nam… thuận lợi cho phát triển công nghiệp khai khoáng.
- Sông ngòi: vùng núi phái Tây là thượng nguồn của nhiều con sông lớn, nguồn thủy năng dồi dào.
- Diện tích rừng tự nhiên ở miền núi phía còn lớn, cung cấp gỗ cho công nghiệp chế biến
- Vùng ven biển Thái Bình Dương có khí hậu ôn đới hải dương và cận nhiệt đới, đất phù sa màu mỡ, thuận lợi cho phát triển nông nghiệp.
- Khí hậu ôn đới hải đương và cận nhiệt cho phép phát triển nhiều loại cây lương thực, ăn quả.
- Biển:đường bờ biển dài, ven biển có nhiều bãi tắm –hòn đảo, các bãi tôm bãi cá phong phú, gần các tuyến hàng hải quốc tế, thuận lợi cho phát triển tổng hợp kinh tế biển