Ý nào không đúng khi nói về lí do vào những năm đầu thế kỉ XX, một số nhà yêu nước Việt Nam muốn đi theo con đường cứu nước của Nhật Bản?A. Nhật bản là nước “đồng văn, đồng chủng”. B. Sau cải cách Minh Trị (1868) Nhật Bản trở thành nước tư bản hùng mạnh. C. Nhật Bản đã đề ra thuyết “Đại Đông Á” nhằm mở rộng ảnh hưởng ở khu vực Đông Á, trong đó có Việt Nam. D. Nhật Bản đã đánh thắng đế quốc Nga (1905), là quốc gia duy nhất ở châu Á lúc bấy giờ thắng đế quốc phương Tây.
Lực lượng xã hội nào đã tiếp thu luồng tư tưởng mới bên ngoài vào Việt Nam đầu thế kỉ XX?A. Nông dân. B. Công nhân. C. Sĩ phu yêu nước tiến bộ và các tầng lớp nhân dân đô thị. D. Sĩ phu yêu nước.
Cuối năm 1913, cách mạng Việt Nam trải qua giai đoạn khó khăn là doA. thực dân Pháp tăng cường khủng bố trước những hoạt động của Việt Nam Quang phục hội, Phan Bội Châu bị bắt. B. hoạt động của Việt Nam Quang phục hội không đạt hiệu quả. C. thực dân Pháp cấu kết với giới quân phiệt Trung Quốc trục xuất những thành viên của Việt Nam Quang phục hội. D. Việt Nam Quang phục hội không có đường lối, mục tiêu rõ ràng.
Qua công cuộc khai thác thuộc địa lần thứ nhất của thực dân Pháp, phương thức sản xuất nào từng bước du nhập vào Việt Nam?A. Phương thức sản xuất phong kiến. B. Phương thức sản xuất thực dân. C. Phương thức sản xuất nhỏ, tự cung tự cấp. D. Phương thức sản xuất tư bản chủ nghĩa.
“Chở bao nhiêu đạo thuyền không khẳm Đâm mấy thằng gian bút chẳng tà”Hai câu thơ trên là của A. Nguyễn Đình Chiểu. B. Phạm Ngọc Trung. C. Nguyễn Hữu Huân. D. Tố Hữu.
Một vị tướng tài trên lĩnh vực vừa chế tạo vũ khí, vừa tham gia khởi nghĩa Hương Khê. Ông làA. Phan Đình Phùng. B. Đinh Công Tráng. C. Cao Thắng. D. Nguyễn Thiện Thuật.
Người treo cổ tuẫn tiết trong vườn Võ Miếu để khỏi rơi vào tay giặc Pháp trong lần chúng đánh thành Hà Nội lần thứ hai làA. Hoàng Diệu. B. Nguyễn Tri Phương. C. Phan Thanh Giản. D. Phạm Văn Nghị.
Tháng 2/1859, Pháp quyết định đem phần lớn lực lượng đánh vàoA. Gia Định. B. Kinh thành Huế. C. Đà Nẵng. D. Hà Nội.
Nhật Bản tuyên bố lập “Khu vực thịnh vượng chung Đại Đông Á” với khẩu hiệuA. “Châu Á của người Nhật Bản”. B. “Phòng thủ chung châu Á”. C. “Châu Á của người châu Á”. D. “Nhật Bản hợp tác toàn diện với châu Á”.
Điểm khác biệt lớn giữa phong trào Ngũ tứ so với cuộc Cách mạng Tân Hợi năm 1911 làA. sinh viên, học sinh là lực lượng khởi xướng phong trào. B. tính chất chống đế quốc rất cao và triệt để. C. có sự lãnh đạo của Đảng cộng sản Trung Quốc. D. có sự tham gia của giai cấp công nhân.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến