Thủy phân 32,4 gam tinh bột với hiệu suất 75%, khối lượng glucozơ thu được là
A. 30 gam. B. 25 gam. C. 27 gam. D. 24,3 gam.
nC6H10O5 = 0,2
(C6H10O5)n —> nC6H12O6
—> mC6H12O6 = 0,2.75%.180 = 27 gam
Cho hỗn hợp E gồm 0,15 mol chất hữu cơ mạch hở X (C6H13O4N) và 0,2 mol este hai chức Y (C4H6O4) tác dụng hết với dung dịch NaOH vừa đủ, đun nóng. Kết thúc phản ứng, cô cạn dung dịch thu được hỗn hợp Z gồm hai ancol đơn chức kế tiếp nhau trong dãy đồng đẳng và a gam hỗn hợp ba muối khan (đều có cùng số nguyên tử cacbon trong phân tử, trong đó có một muối của amino axit). Giá trị của a là
A. 64,18. B. 46,29. C. 55,73. D. 53,65.
Cho 12 gam hỗn hợp gồm Fe và Cu tác dụng với dung dịch H2SO4 loãng, dư. Sau phản ứng thu được 2,24 lít H2 (đktc), dung dịch X và m gam kim loại không tan. Giá trị của m là
A. 6,4. B. 5,6. C. 3,4. D. 4,4.
Hòa tan hoàn toàn 4,05 gam Al trong lượng vừa đủ dung dịch Ba(OH)2 thu được V lít khí H2 (đktc). Giá trị của V là
A. 5,04. B. 10,08. C. 3,36. D. 6,72.
Cho 4,5 gam etylamin tác dụng với 120 ml dung dịch HCl 1M, sau phản ứng cô cạn dung dịch thu được m gam chất rắn khan. Giá trị của m là
A. 8,1. B. 7,65. C. 8,88. D. 8,15.
Dẫn 2,24 lít (đktc) khí axetilen (C2H2) vào dung dịch AgNO3/NH3 dư đến khi phản ứng hoàn toàn thu được m gam kết tủa vàng. Giá trị của m là
A. 36 gam. B. 24 gam. C. 48 gam. D. 12 gam.
Tiến hành các thí nghiệm sau: (1) Cho dung dịch NaI vào dung dịch AgNO3. (2) Cho dung dịch Na2SO4 vào dung dịch BaCl2. (3) Sục khí NH3 tới dư vào dung dịch AlCl3. (4) Cho dung dịch Na2S vào dung dịch CuCl2. (5) Cho dung dịch NaOH tới dư vào dung dịch MgSO4. (6) Cho dung dịch Na3PO4 vào dung dịch AgNO3. Sau khi các phản ứng xảy ra hoàn toàn, số thí nghiệm thu được kết tủa trắng là
A. 5. B. 6. C. 4. D. 3.
Tiến hành các thí nghiệm sau đây: (1) Ngâm một lá đồng vào dung dịch AgNO3. (2) Ngâm một lá kẽm vào dung dịch HCl loãng. (3) Ngâm lá nhôm trong dung dịch KOH. (4) Ngâm một lá sắt được quấn dây đồng trong dung dịch NaCl để ngoài không khí. (5) Để một đoạn dây thép ngoài không khí ẩm. (6) Ngâm một miếng Zn dư vào dung dịch Fe2(SO4)3. Số thí nghiệm xảy ra ăn mòn điện hóa là
A. 2. B. 1. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến