Thủy phân hoàn toàn m gam một este đơn chức mạch hở bằng dung dịch NaOH thu được 1,08m gam muối khan. Số đồng phân cấu tạo mạch hở este trên là:
A. 2 B. 3 C. 4 D. 6
mRCOOR’ < mRCOONa —> R’ < Na = 23
—> R’ là CH3
Đặt nEste = nNaOH = nCH3OH = x
Bảo toàn khối lượng:
m + 40x = 1,08m + 32x —> x = 0,01m
—> M este = m/x = 100: C5H8O2
Có 3 đồng phân cấu tạo thỏa mãn:
CH2=CH-CH2-COO-CH3
CH3-CH=CH-COO-CH3
CH2=C(CH3)-COO-CH3
Cho 20 gam hỗn hợp 2 este đơn chức là đồng phân của nhau có tỷ khối hơi so với H2 bằng 50 tác dụng với 2,5 lít dung dịch NaOH 0,2M. Cô cạn dung dịch sau phản ứng thu được 29,1 gam chất rắn B chứa 2 muối là đồng đẳng liên tiếp. Nhận định đúng là:
A. Trong B có 24 gam chất vô cơ.
B. Ngoài B ta còn thu được hỗn hợp 2 ancol kế tiếp trong dãy đồng đẳng.
C. Trong hỗn hợp đầu có vinyl propionat.
D. tất cả nhận định trên đều sai.
Cho dãy các hợp chất sau: etanal, etanol, axit etanoic, natri fomat, glixerol, axit oxalic, saccarozơ, propan–1,3–điol, etilen, xenlulozơ. Số hợp chất có khả năng hòa tan Cu(OH)2 là
A. 2. B. 5. C. 4. D. 3.
Đun nóng một lượng hỗn hợp M gồm hai chất hữu cơ X, Y có cùng một loại nhóm chức (MX < MY) với 500ml dung dịch NaOH 2M, thu được dung dịch Z có chứa hai muối của hai axit cacboxylic đơn chức và 13,9 gam hơi T gồm các ancol đơn chức và ancol hai chức, đều no, mạch hở. Đốt cháy hoàn toàn T được 22 gam CO2 và 13,5 gam H2O. Cô cạn dung dịch Z rồi nung hỗn hợp rắn thu được với CaO đến khi phản ứng xảy ra hoàn toàn thu được 10 gam hỗn hợp W gồm 2 hidrocacbon mạch hở, đều không chứa quá 1 liên kết Π trong phân tử. Phần trăm về khối lượng của Y trong M gần nhất với?
A. 74% B. 73% C. 75% D. 72%
Cho m gam tinh bột lên men thành ancol etylic với hiệu suất 81%. Toàn bộ khí sinh ra được hấp thụ hoàn toàn vào dung dịch Ca(OH)2 lấy dư, thu được 75 gam kết tủa. Giá trị của m là
A. 75 B. 49,2 C. 121,5 D. 60,75
Hỗn hợp X gồm hai chất hữu cơ Y và Z là hai loại hợp chất hữu cơ đơn chức có nhóm chức khác nhau, phân tử hơn kém nhau 1 nguyên tử cacbon. Lấy 0,1 mol X tác dụng với Na dư thu được 1,12 lít khí H2 (đktc). Cũng lấy 0,1 mol X tham gia phản ứng tráng bạc thu được 10,8 gam bạc. Khối lượng của 0,1 mol X là
A. 10,6. B. 7,6. C. 4,6. D. 9,2.
Đốt cháy hoàn toàn x mol hỗn hợp hai anđehit no, có cùng số nguyên tử cacbon thu được 67,2x lít khí CO2 (đktc) và 43,2x gam H2O. Mặt khác cho x mol hỗn hợp trên tác dụng với dung dịch AgNO3 trong NH3 dư, sau phản ứng hoàn toàn thu được khối lượng Ag là
A. 378,0x gam. B. 216,0x gam.
C. 324,0x gam. D. 345,6x gam.
Cho các phát biểu sau (1) Oxi hóa propanal bằng CuO, đun nóng thu được propan–1–ol. (2) Các hợp chất trong dãy đồng đẳng của ancol no, đơn chức, mạch hở khi đun nóng với H2SO4 ở 170°C đều tạo ra anken. (3) Anđehit đơn chức, mạch hở tác dụng tối đa với AgNO3/NH3 theo tỉ lệ 1 : 2. (4) Cho dung dịch axit axetic đến dư vào hỗn hợp kim loại T gồm Cu, Zn, Al, Fe thì hỗn hợp T bị hòa tan hoàn toàn. (5) Oxi hóa hoàn toàn benzanđehit bằng H2 (xúc tác, t°) thu được ancol benzylic. (6) Dung dịch axit cacboxylic làm quỳ tím chuyển thành màu đỏ. Số phát biểu đúng là
A. 4. B. 1. C. 2. D. 5.
Đốt cháy hoàn toàn 0,05 mol hỗn hợp X gồm hai anđehit no, mạch hở sinh ra 1,792 lít CO2 (đktc). Mặt khác, toàn bộ lượng X trên phản ứng vừa đủ với 0,08 mol H2 (xúc tác Ni, t°). Công thức của hai anđehit trong X là
A. CH3CHO và OHC–CHO.
B. HCHO và OHC–CH2–CHO.
C. HCHO và CH3CHO.
D. HCHO và OHC–CHO.
Cho các phát biểu sau: (1) Đốt nóng dây CuO rồi nhúng vào ống nghiệm đựng etanol thấy màu của dây chuyển từ màu đen sang màu đỏ. (2) Nhỏ vài giọt dung dịch HNO3 vào ống nghiệm đựng phenol thấy xuất hiện kết tủa trắng của axit picric. (3) Cho vài giọt dung dịch axetanđehit vào ống nghiệm chứa sẵn dung dịch AgNO3 trong NH3, đun nhẹ thấy có một lớp bạc kim loại màu sáng xuất hiện. (4) Ngâm một lá bạc mỏng trong dung dịch axit propionic thấy có bọt khí thoát ra. (5) Tháo nắp bình phenol tinh khiết và để một thời gian trong không khí thấy phenol chuyển từ không màu thành màu hồng. Số phát biểu không đúng là
A. 1. B. 2. C. 3. D. 4.
Loga.vn - Cộng Đồng Luyện Thi Trực Tuyến