Bà Nà – Núi Chúa là một dãy núi thuộc huyện Hòa Vang cách Đà Nẵng 40 km về phía Tây Nam, cao 1.487 m so với mực nước biển. Nhiệt độ trung bình hàng năm từ 17 dến 20oC.
Ở Bà Nà, du khách sẽ cảm nhận được bốn mùa riêng biệt trong một ngày: sáng – xuân, trưa – hạ, chiều – thu, tối – đông và khác với Đà Lạt là không bị ẩm ướt vì các cơn mưa nhỏ. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. So với Tam Đảo, Đà Lạt, Bà Nà có ưu thế hơn về tầm nhìn toàn cảnh. Từ trên những mỏm núi, du khách có thể bao quát cả một không gian mênh mông: biển cả, thành phố Đà Nẵng, những cánh đồng lúa xanh tận chân trời…
ét đặc sắc đầu tiên của Bà Nà là bầu trời luôn thoáng đãng, mây quẩn quanh ở lưng chừng núi. Đặc biệt khi cơn mưa xuất hiện, chúng ta được xem mưa rơi xung quanh sườn núi mà phần đỉnh vẫn luôn khô ráo, vẫn trời mây quang tạnh, không khí thoáng đãng mát mẽ. .
Bà Nà có loại đào chuông rất quý hiếm, chỉ nở mỗi độ xuân về. Tên “đào chuông” là do người địa phương đặt cho loài hoa, khi nở trông như những chiếc chuông nhỏ màu hồng đậm, treo lủng lẳng trên cành. Cây ra hoa từ tiết đông chí cho đến tháng giêng, tháng hai. Ở nước ta, cây đào chuông phân bố ở độ cao trên 1.400m tại các tỉnh từ Thừa Thiên – Huế đến Khánh Hòa. Tuy nhiên, có thể nói Bà Nà là nơi đào chuông phát triển tốt nhất và cho hoa rất đẹp.
Chùa Linh Ứng, một bản sao của chùa Linh Ứng ở Ngũ Hành Sơn. Ở đây còn có tượng Phật lộ thiên cao 30m uy nghi giữa bốn bề lồng lộng mây trời, gió núi. Tượng Phật đúc bằng xi măng, ruột đúc bằng đá xanh, bên ngoài là lớp áo trắng muốt. Và, vẫn còn đó những hầm rượu của người Pháp nay vẫn được sử dụng để chưng cất rượu và luôn mở cửa cho du khách vào tham quan, nhấm nháp một chút men cay để sưởi ấm cõi lòng…
Anh và chị, cô và cháu đã vãn cảnh chùa Tam Thái rồi chứ? Còn nhớ chùa đặt trên một đám đất bằng ở ngay đầu núi. Khói trầm ở đây ngào ngạt và huyền ảo suốt đêm ngày. Khi anh em Ngô Đình Diệm điên cuồng "tố cộng diệt cộng", lê máy chém khắp miền Nam, thì ở đây, chùa Tam Thái, Hang Gió, Cửa Trời... của Ngũ Hành Sơn vẫn là nơi đi, về của nhiều cán bộ trung kiên đất Quảng. Trong những tháng ngày đen tối máu chảy đầu rơi đó, những chiến sĩ cách mạng kiên cường của Đảng, sống giữa hang sâu động vang vẫn được nhân dân bí mật tiếp tế gạo, mì, trái bòn bon, nước mắm Nam Ô, thuốc lá cẩm Lệ... và thanh quế Trà Mi phòng lúc ốm đau. Có tiến đây mới cảm thấy xương máu và tình dân nghĩa Đảng làm nên một truyền thống cách mạng vẻ vang mà một câu tục ngữ đã nhắc đến: “Thứ nhất Củ Chi, thứ nhì Gò Nổi".
Xứ Quảng là một miền quê "địa linh, khấn kiệt" rất đáng tự hào. Ngũ Hành Sơn là một nét đẹp của xứ Quảng nơi "Khu Năm dằng dặc khúc ruột miền Trung". Đây là di tích lịch sử vừa mang giá trị thẩm mĩ vừa mang giá trị tâm linh trong văn hóa người Việt.